10:24 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

2 bộ phận của cá tuyệt đối không nên ăn vì rất độc

| 22:01 29/04/2017

(THPL) – Hầu như ai cũng thích ăn cá vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng ăn được.

Dưới đây là 2 bộ phận của cá dù có ngon đến mấy bạn cũng tuyệt đối không nên ăn:

Não cá

Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá thường xuyên, rất có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp thứ tự như sau: Đầu cá, da cá, thịt cá và trứng cá.

Nếu ăn não cá thường xuyên, rất có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Ảnh minh họa: Internet.

Vì vậy, những ai thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng được nuôi lâu thì não cá càng dễ gây ngộ độc khi ăn.

Mật cá

Theo Đông y, mật cá thanh nhiệt giải độc, sáng mắt trừ ho. Vì vậy, dù mật cá tanh đắng vẫn có nhiều người thích ăn. Thậm chí một số người còn lấy mật cá ngâm rượu để uống với ý nghĩ như một loại thuốc trị bệnh.

Tuy nhiên, nhiều người không biết, mật cá vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất không nên ăn mật cá để tránh trúng độc.

Bởi vì trong dịch mật cá chứa độc tố có độc tính cao như Sodium 2-ethylhexyl sulfate…Những độc tố này chịu được nhiệt lại không bị phá hủy bởi rượu, do đó cho dù mật cá có nấu chín, hay nuốt sống, hoặc là uống cùng với rượu đều vẫn có khả năng xảy ra ngộ độc.

Một số sai lầm thường gặp khi ăn cá nhiều người mắc phải

Ăn gỏi cá sống

Không ít người rất thích thú với món gỏi cá, họ cho rằng gỏi cá sống tươi ngon. Nhưng thực tế thì món gỏi cá sống rất dễ nhiễm bệnh sán lá gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Món gỏi cá sống rất dễ nhiễm bệnh sán lá gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ảnh minh họa: Internet.

Bệnh sán lá gan là loại bệnh về kí sinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Phần lớn người bệnh nhiễm bệnh sau khi ăn thủy sản có chứa ấu trùng sán lá gan, đặc biệt là ăn đồ sống hoặc một số cá, tôm, ốc…nước ngọt có tỷ lệ bị nhiễm sán lá gan cao.

Nhiều người cho rằng khi ăn gỏi cá nhúng qua chanh, dấm và mù tạt…là có thể diệt được kí sinh trùng và vi khuẩn trong đó. Nhưng thực ra, các gia vị như xì dầu, dấm, mù tạt, rượu…đều không dễ tiêu diệt chúng.

Ngay cả khi thả miếng cá sống vào nước nóng, nếu thời gian nấu không đủ cũng rất khó để diệt được ấu trùng sán lá gan. Vì thế tốt nhất càng ít ăn gỏi cá sống càng tốt.

Ăn cá khi đói

Gút là căn bệnh gây ra do chứng rối loạn chuyển hóa purine. Hầu hết trong thành phần của cá hàm lượng purine đều khá cao. Nếu như ăn nhiều cá trong tình trạng bụng đói, do không đủ carbohydrate để phân giải, cơ thể dễ dẫn đến mất cân bằng axit, dẫn đến gut hoặc làm cho tình trạng gút trầm trọng hơn.

Vì vậy, tốt nhất trước khi ăn cá nên ăn một chút tinh bột, như cháo, mì, khoai môn… Trong bữa ăn cũng nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, ngô, khoai tây… để giảm bớt tác hại của purine, phát huy được tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Ăn cá vừa sơ chế xong

Nhiều người cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt, ăn ngay cá vừa làm xong mới có thể đảm bảo độ tươi ngon và dinh dưỡng. Nhưng thực ra, hiểu như vậy là một sai lầm. Vì trong cơ thể các loại cá đều chứa chất có độc tố nhất định, ăn ngay cá vừa sơ chế xong, chất độc chưa kịp phân giải hết, những độc tố còn sót lại rất có thể gây hại cho cơ thể.

Vì vậy, tốt nhất là mua cá về nếu có thể thì thả cá trong nước 1, 2 hôm mới chế biến. Nếu mua cá đã làm sẵn thì nên ngâm cá trong nước 1 tiếng đồng hồ, cố gắng làm cho độc tố còn sót lại trên mình cá xả ra hết, hạn chế thấp nhất các chất độc gây hại cho cơ thể.

Và tiến hành nấu nướng tốt nhất sau khi cá chết vài giờ, bởi vì các mô liên kết của thịt cá sau khi qua sơ chế sẽ mềm đi, chất lượng thịt cá cũng trở nên ngon hơn. Chế biến vào lúc này món ăn sẽ có hương vị tốt nhất.

Lan Anh (T.H)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu