21:45 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD trong năm 2023

Hải Long (T/h) | 19:42 16/12/2023

(THPL) - Nhu cầu yếu tại các thị trường là khó khăn, thách thức lớn cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2023. Và theo Bộ NN&PTNT, ước tính cả năm nay, xuất khẩu cá tra của nước ta chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, bằng 75% so với cùng năm 2022.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 11/2023, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỷ USD, thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình xuất khẩu cá tra giảm ở các thị trường chính, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc đã kéo giá trị xuất khẩu cá tra xuống thấp hơn so với năm 2022.

Tuy nhiên, thị trường cá tra đang có tín hiệu quả quan hơn ở một số thị trường như Trung Quốc, Mexico, Canada, Braxin, Anh, đặc biệt từ quý II/2024. Dự báo, sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so năm 2023; sản lượng thu hoạch trong quý I và II/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.

Bên cạnh nguyên nhân do tình hình bất ổn và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các tra có xu hướng giảm, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn còn một số nguyên nhân khác như: một số quốc gia láng giềng đã phát triển sản xuất cá tra; sản phẩm cá tra của Việt Nam còn đơn điệu; sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỉ trọng nhỏ nên chưa tạo ra sự cạnh tranh và giá trị thương mại lớn.

Cùng với đó, ngành cá tra còn bị ảnh hưởng bởi công đoạn giống, nuôi thương phẩm như: thức ăn chiếm tỉ trọng lớn (70-80%) trong giá thành sản xuất; một số cơ sở sản xuất giống chưa quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ đàn cá bố mẹ trong quá trình sản xuất giống, chưa tuân thủ đúng thời hạn sử dụng cá bố mẹ, tỷ lệ sống giai đoạn ương dưỡng còn thấp; một số địa phương chưa thực hiện cấp Giấy xác nhận nuôi cho các cơ sở nuôi nhỏ lẻ theo quy định…

Xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến ngành cá tra, tại hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2024 ngành cá tra đặt mục tiêu diện tích thả nuôi phát sinh trong năm đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Để đạt được kết quả trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng cá tra theo nhu cầu thị trường. Tiếp tục bổ sung, thay thế đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh cho các cơ sở sản xuất giống theo nhu cầu, bảo đảm cung ứng đủ con giống chất lượng cao cho nuôi thương phẩm, hạ giá thành sản xuất. 

Kiểm soát chặt chẽ cơ sở sản xuất giống, đặc biệt là các cơ sở ương dưỡng giống cá tra và xử lý nghiêm trường hợp không tuân thủ quy định. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các vi phạm trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, sử dụng kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y, chế phẩm xử lý cải tạo môi trường.

Trong khoa học công nghệ, bên cạnh việc quan trắc môi trường, đảm bảo an toàn sinh học, chú trọng công tác phòng bệnh, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, truy xuất được nguồn gốc, quản lý chặt về thức ăn... Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất cá tra nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho cá tra Việt Nam.

Theo dự báo của Cục Thủy sản, sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so với năm 2023. Lạm phát toàn cầu có khả năng được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng có khả năng sẽ hồi phục từ quý II/2024. Sản lượng thu hoạch trong 2 quý đầu năm 2024 dự báo không cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, với đà phục hồi như hiện nay, sản lượng cá tra dự kiến thu hoạch trong quý I, II/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.

Trước tình hình đó, ngành thủy sản cần sẵn sàng các phương án để ứng phó tốt hơn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, các quy định, rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu ngày càng khắt khe, các điều kiện nuôi không còn thuận lợi như trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như giải quyết những khó khăn nội tại về chất lượng giống, thức ăn và thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản.

Hải Long (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu