Xót xa người đàn ông tật nguyền khâu nón thuê, chăm sóc vợ trọng bệnh và con thơ dại
(THPL) - Người đàn ông bất hạnh đó là anh Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1966), ở thôn Văn La, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Mặc dù không khỏe mạnh như người khác, hằng ngày anh vẫn làm đủ thứ việc như làm ruộng, khâu nón thuê để chăm sóc vợ bị bệnh nặng và nuôi ba con thơ dại ăn học.
Tin liên quan
- Lan toả chương trình thiện nguyện “Ấm áp yêu thương”
Nhà vô địch AFF Cup Hai Long làm ấm lòng người hâm mộ
Lan toả niềm vui Tết qua chương trình “63 gắn kết – 1 Tết sum vầy”
Quỹ Trăng Khuyết: Cầu nối yêu thương trong phong trào chăm sóc người cao tuổi 2024
Tháng Tri ân khách hàng: Ngành điện miền Nam “Thắp sáng niềm tin” cho các hộ nghèo
Vợ mắc bệnh nặng, ba con còn thơ dại
Anh Sơn mắc chứng bệnh vôi hóa cột sống, cái lưng còng rạp nhưng hàng ngày vẫn phải lăn lộn, đầu tắt mặt tối với đồng ruộng, đảm nhận luôn cả việc ngồi khâu nón thuê thâu đêm để kiếm 50 nghìn đồng mỗi ngày để có tiền trang trải chi phí, chăm sóc cho người vợ bất hạnh phải chấp nhận về nhà chịu chết vì không có tiền phẫu thuật căn bệnh suy tim độ II, suy thận độ III ngày càng nặng và nuôi 3 đứa con thơ dại. Nỗi đau ập xuống khiến người đàn ông ấy như kiệt sức, ngã gục.
Căn nhà nhỏ cấp 4 rêu mốc nằm lọt thỏm ở tận cuối con mương sâu hun hút nơi cuối làng, khi chúng tôi đến đã quá 12 giờ trưa nhưng cả nhà năm người vẫn chưa ai ăn gì. Mâm cơm đạm bạc chỉ có đĩa rau muỗng, bát nước mắm và chút muối vừng. "Cô ấy (chị Phạm Thị Hiệu – vợ anh Sơn) còn đang nằm mệt, chưa ăn uống được gì nên cả nhà không ai ăn được, lát cô ấy dậy thì bố con anh mới ăn em ạ...”, anh Sơn nói.
Anh Sơn bên người vợ bị bệnh lâu năm.
Anh Sơn bên người vợ bị bệnh lâu năm.
Thấy bữa cơm đạm bạc như vậy, tôi liền mở túi lấy máy ảnh ra để xin chụp một kiểu nhưng anh Sơn đã gạt đi và nói: “Đừng chụp gia đình tôi lúc ăn, bữa cơm đạm bạc quá chụp hình lên tôi ngại lắm. Tí nữa ngồi nói chuyện cho anh chụp thỏa mái”.
Nằm mê mệt trên chiếc giường nhỏ đã ọp ẹp, thỉnh thoảng cố hớp được một chút thuốc nam đã sắc sẵn để ở bát, chị Phạm Thị Hiệu (sinh năm 1965) bảo: “Ngày trước chị cũng được hơn 30kg nhưng giờ chỉ được hơn 20kg thôi. Chị phát hiện bị suy tim độ II và suy thận độ III từ tháng 8/2014 sau khi thấy cơ thể tự nhiên cứ yếu dần, da vàng và sụt cân nhanh. Ở bệnh viện, các bác sĩ có hướng dẫn phải chạy lọc thận và sau đó phẫu thuật nhưng mấy chục triệu để đi làm phẫu thuật anh chị không có nên cũng thôi”.
Nghe vợ nói chuyện, người chồng vốn đã tật nguyền trông lại càng thê thảm bên cạnh ba đứa con thơ đang ngậm ngùi, mắt đỏ hoe. Thương bố, thương mẹ, ba đứa con của anh chị là Nguyễn Thị Huân (sinh năm 1999), Nguyễn Thị Trà (sinh năm 2001) và Nguyễn Văn Việt (sinh năm 2007) nghĩ ra được cách duy nhất là sẽ không đến trường nữa để khỏi phải đóng tiền học, để dành tiền đó cho cha mẹ chữa bệnh. Tuy nhiên, với chị Hiệu, nếu điều đó xảy ra thì còn đau đớn hơn là việc phải chết: “Thà chết để các con được đến trường còn hơn là để các con thất học em ạ".
Anh Sơn cúi đầu, thật thà kể, ngày xưa bố mẹ sinh anh ra nhưng nhà nghèo quá không nuôi được nên đã để cho người khác nuôi. Năm 18 tuổi, khi anh đi phụ hồ cho công trình xây dựng thì trượt chân bị ngã từ dàn giáo nhưng cũng do không có tiền nên không đến bệnh viện ngay, mãi sau này đau quá nên anh mới đến viện thì các bác sĩ bảo anh bị trật đốt sống lưng đã chuyển sang giai đoạn thoái hóa rồi nên không can thiệp được nữa. Từ sau lần tai nạn đó, lưng anh cứ còng dần và rất đau... Anh cũng tưởng mình sẽ ở vậy luôn nhưng rồi chị Hiệu thương nên đồng ý về làm vợ, rồi anh chị lần lượt sinh 3 đứa con.
Kể đến đây thì anh Sơn bỗng im bặt, hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má bởi vì có lẽ nỗi đau và sự tủi nhục cả về thể xác lẫn tinh thần anh đều đã thấm đủ. Minh chứng là cái lưng còng rạp đến độ nếu cố đứng thẳng anh Sơn cũng không cách nào ngẩng đầu lên để nhìn phía trước được. Mỗi khi trái gió trở trời, mặc cho những cơn đau hành hạ anh cũng không dám mua thuốc vì số tiền trợ cấp ít ỏi cho người tàn tật anh phải dành để đóng học cho con.
Chị Hiệu bị mắc bệnh suy tim độ II và suy thận độ III.
Sau đó tai họa bất ngờ ập xuống khi chị Hiệu nhận tin mắc phải căn bệnh suy tim độ II và suy thận độ III đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhưng hoàn toàn bất lực vì không có tiền.
Chị Hiệu tâm sự, do không có tiền nên dù bị đau từ lâu nhưng chị không dám đi bệnh viện để khám. Cũng vì thế mà khi phát hiện ra căn bệnh suy tim, suy thận thì cũng là lúc căn bệnh đã di căn và buộc phải điều trị bằng hóa chất. Mỗi lần đau đớn nhưng nghĩ tới tương lai của các con, chị Hiệu lại gắng gượng dậy.
Bệnh suy thận độ III ngày càng nặng khiến chị Hiệu đã phải cắt bỏ một bên quả thận, kể từ đó định kỳ một tháng một lần anh Sơn lại phải tất tả đưa chị lên bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội xạ trị bằng hóa chất rồi chạy thận. Từng mảng tóc của chị vì thế cứ rụng dần, người mệt mỏi, chân tay rã rời, ăn vào lại nôn ra, chị kiệt sức đến nỗi thở cũng khó nhọc.
Để có tiền chữa trị cho vợ, cho bản thân và có tiền đóng học cho ba đứa con, đồ đạc trong nhà anh Sơn cứ thế "đội nón" ra đi. Mỗi lần chị Hiệu lên bệnh viện là anh Sơn lại chạy vạy vay mượn khắp nơi, xin mọi người giúp đỡ. Kiệt quệ, túng quẫn, anh Sơn lại về nhà bán từng nải chuối, đàn gà chưa kịp lớn, xem xét đồ đạc trong nhà còn gì đem đi bán hết, từ chiếc tủ sắt đựng quần áo của các con đến cả bộ bàn ghế tiếp khách cũng không còn.
Thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào 50 nghìn đồng mỗi ngày anh Sơn kiếm được từ việc ngồi khâu nón thuê để bán, đó là kể cả thời gian làm đêm, còn không chỉ được 20 – 30 nghìn đồng/ngày. Những lúc ngồi như thế, căn bệnh thoái hóa cột sống lại tái phát, cái lưng còng rạp của anh lại đau thấu vào tận xương khiến anh có thể ngã vật xuống nền nhà bất cứ lúc nào. Những lúc ấy thì bố khóc, con khóc, mẹ nằm mê mệt ở trên giường cũng như ngất đi vì xót xa...
Mai này chết không biết các con sẽ ra sao?
Đó là nỗi băn khoăn lớn nhất đối với vợ chồng anh Sơn – chị Hiệu lúc này. Vừa nói, chị Hiệu vừa khóc: “Tôi còn sống không biết được bao lâu nữa anh ạ, chỉ thương và lo cho các con nhà tôi, chúng còn thơ dại, giờ mà bố mẹ mất đi vì trọng bệnh thì các cháu sẽ ra sao? Tôi thì sức khỏe cũng yếu nhiều rồi không thể theo suốt các cháu được ”.
Anh Sơn đang khâu nón thuê kiếm thêm thu nhập.
Anh Sơn tiếp lời: “Không có gì quý hơn mạng sống con người, còn nước thì còn tát, dù tốn kém bao nhiêu cũng phải chữa trị cho cô ấy. Các con tôi cần có đầy đủ hơi ấm của cả cha lẫn mẹ ”.
Ngoài ra để có tiền chi phí thuốc thang cho cả hai vợ chồng, tiền sinh hoạt và tiền đóng học cho các con, anh Sơn vẫn chăm sóc hai sào ruộng khoán. Khổ nỗi hai sào ruộng khoán cằn cỗi ở gò bãi, chăm chút tốt lắm thì mỗi vụ cũng chỉ cho thu hoạch 3 tạ thóc.
Với số thóc lúa ấy, cùng số tiền trợ cấp ít ỏi cho người tàn tật và tiền làm thêm cũng không thấm tháp vào đâu so với tiền hàng tháng chị Hiệu lên bệnh viện xạ trị, lọc chạy thận chứ nói gì đến việc đóng học phí cho các con và tiền sinh hoạt mỗi ngày. Hiện nay với khoản nợ ngân hàng và bà con anh em hàng xóm lên tới hơn 50 triệu đồng, gia đình anh Sơn hoàn toàn không có khả năng trả nợ.
Nói về tương lai, anh Sơn ngậm ngùi chia sẻ: “Chúng tôi chẳng dám nghĩ tới chuyện xa xôi, chỉ biết sống được ngày nào thì phải lo lắng cho con ngày đó. Số phận đã vậy biết phải làm sao. Chỉ mong khi chúng tôi không còn trên đời, sẽ có người thay chúng tôi chăm sóc chúng”.
Giọt nước mắt lăn dài trên gò má trẻ thơ...
Cô Hà Thị Oanh - hàng xóm với gia đình anh Sơn - chia sẻ: “Thương cho hoàn cảnh gia đình anh Sơn - chị Hiệu lắm. Bà con lối xóm chúng tôi cũng thương tình, thỉnh thoảng mỗi người cho ít lon gạo, vài gói mỳ tôm nhưng cũng không thể lâu dài được vì bà con nhân dân ở đây cũng còn gặp nhiều khó khăn. Khổ nhất là 3 đứa con nhỏ của anh Sơn, chúng học rất giỏi và ngoan ngoãn lễ phép với mọi người nhưng có nguy cơ phải bỏ dở việc học giữa chừng. Mong sao mọi người chung tay san sẻ để chúng được tiếp tục đến trường, nuôi giác mơ con chữ để có tương lai tươi sáng hơn ”.
Nhiều lần hết tiền, hết gạo anh Sơn đành đi xin gạo bà con quanh làng nhưng họ cũng chỉ giúp được ngày một, ngày hai. Thậm chí, anh Sơn đã phải rao bán chính căn nhà của mình để chữa trị bệnh cho chị Hiệu. Khó khăn vẫn luôn nối tiếp nhau, cuộc sống của anh chị và ba cháu nhỏ rồi sẽ ra sao khi kinh tế, tinh thần họ đã kiệt quệ ?
Giờ đây, cả gia đình chỉ còn biết phó mặc số phận cho ông trời, cầu mong sẽ gặp được phép nhiệm màu nào đó để chị Hiệu được chữa khỏi bệnh và 3 con nhỏ được học hành đến nơi đến chốn. Anh chị đang cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ những tấm lòng nhân ái để có thể vượt qua nghịch cảnh khó khăn lúc này.
Trần Toản
Tin khác
-
Nhạc kịch 'Lửa từ Đất': Khắc họa hành trình cách mạng của Bí thư Hà Nội đầu tiên
-
Giải pháp nào để ngành chè Việt phát triển xứng tầm giá trị?
-
Phú Thọ: Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra thị trường trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ
-
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2025: Miền Bắc mưa rét, miền Nam se lạnh
-
Hoa Tết Hà Tĩnh hứa hẹn vụ mùa bội thu, mang lại nguồn thu nhập ổn định
Kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam vượt mốc 4,3 tỷ USD trong năm 2024
THPL - Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành điều Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm...27/01/2025 16:11:03Thị trường hoa Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025: Lan hồ điệp tỏa sắc
THPL - Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, đặc biệt với...27/01/2025 20:38:07Hành trình vững bước của Cường Thành E&C: Từ khởi đầu đến vị thế tiên phong
THPL - Trong dòng chảy thời gian, năm 2018 đánh dấu sự ra đời của Công ty TNHH Thương mại Cơ điện Xây dựng và PCCC Cường Thành (Cường Thành...27/01/2025 20:30:23Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà chúc Tết các gia đình chính sách tại Thanh Hóa
(TH&PL) - Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính...26/01/2025 14:40:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024