06:28 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

“Vựa lúa” Hậu Giang phấn đấu đạt 5.000 DN trong 2 năm tới

| 23:59 20/10/2017

(THPL) - Sự phát triển của doanh nghiệp là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Hậu Giang đã thực hiện nhiều chương trình hành động cụ thể tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, nhằm hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ có ít nhất 5.000 doanh nghiệp và tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp, dốc sức vì doanh nghiệp với một tầm nhìn mới.

Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành chương trình hành động và đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 5.000 doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 7.000 doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 10.000 doanh nghiệp hoạt động, với quy mô ngày càng tăng (quy mô lớn chiếm trên 8%, vừa và nhỏ chiếm khoảng 60% và siêu nhỏ giảm còn dưới 32%), số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tăng lên trên 90% trong tổng số các doanh nghiệp.

“Vựa lúa” Hậu Giang phấn đấu đạt 5.000 doanh nghiệp trong 2 năm tới

Ông Đặng Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận Thành, Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (Hậu Giang), cho biết: “Thời gian qua, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi đã được chính quyền tích cực vào cuộc tháo gỡ. Điển hình là tháo gỡ khó khăn về đất sản xuất cho công ty chúng tôi. Đây mới chính là giải pháp thiết thực nhất giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện hoạt động ổn định và tăng cơ hội, sức cạnh tranh trên thị trường. Có vậy, doanh nghiệp mới đủ tâm, sức đóng góp cho tỉnh”.

Về chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, chính quyền tỉnh Hậu Giang đã thường xuyên lắng nghe, đối thoại cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh. Các chương trình đối thoại về chính sách thuế, hải quan, khởi nghiệp, gặp mặt doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp CNTT…. được các Sở, ngành tổ chức thường xuyên. Đối thoại sẽ giúp chính quyền thành phố hiểu được doanh nghiệp doanh nghiệp đang cần gì, hiểu được chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh.

So với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL, đội ngũ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Hậu Giang không nhiều và chiếm phần lớn là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Được biết, hiện nay Hậu Giang có 4.200 DN trên toàn tỉnh, bao gồm doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 1%, vừa và nhỏ chiếm 52%, siêu nhỏ chiếm 47%. Trong tổng số trên có khoảng 85% DN hoạt động đạt hiệu quả, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chế biến thực phẩm, đồ uống, viễn thông, vận tải, xây dựng, thương mại… chiếm 95% lực lượng lao động của tỉnh. Tỷ trọng kinh tế tư nhân đóng góp trên 80% GRDP của tỉnh.

Tỉnh Hậu Giang đã và đang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng cả đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin phản ánh từ doanh nghiệp. Nếu như các kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được triển khai và Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trở thành kim chỉ nam cho Hậu Giang thì các chương trình hành động vì mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân cho thấy sự quyết liệt từ phía tỉnh với mong muốn tạo động lực lớn trong việc tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Đây được xem là “luồng gió mới” đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Thành công có tính đột phá của Hậu Giang là xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, chọn phát triển công nghiệp để tạo lực đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, xác định doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI đóng vai trò nòng cốt cho tăng trưởng kinh tế. Giải pháp lâu bền cho chiến lược này là xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung làm đòn bẩy để phát triển. Đến nay, tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với các dự án tầm cỡ quốc gia. Đặc biệt là việc tổ chức đối thoại hàng quý để các doanh nghiệp chia sẻ, phản ánh thông tin và cả hiến kế thông qua đối thoại.

Ông Lữ Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, với quy mô là 5.200ha, trong đó phân khu trung tâm là 415ha; sản phẩm chủ lực là lúa gạo đặc sản chất lượng cao, cây ăn quả và chăn nuôi…

Giang San – Thanh Phong

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu