Việt Nam tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(THPL) - Nhằm tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Tin liên quan
Sắp diễn ra Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam
Bộ Công an mở cao điểm trên toàn quốc tấn công tội phạm dịp Tết Giáp Thìn 2024
Móng Cái: Tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt – Trung lần thứ 15 năm 2023
Nhờ Nghị quyết 58, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”
Thanh Hóa xếp thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
» Làm gì để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thực sự lớn mạnh?
» Hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh - xu thế tất yếu của nền kinh tế
» Giữ gìn nghề truyền thống của người Việt trong thời đại công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Liên quan đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của Nhân dân được nâng cao. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học-công nghệ tiên tiến.
Các ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh được nâng cao, hình thành được nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao.
Tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.
Và để tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết đã chỉ ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng.
4. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo.
5. Phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
8. Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững.
9. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước.
10. Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.
Ngoài 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết cũng đề cập đến việc hình thành các vùng công nghiệp, vành đai công nghiệp, cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, trọng tâm là hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp; xây dựng và triển khai có hiệu quả quy hoạch vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành dệt may, da giày, chế biến nông sản, thực phẩm.
Ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng: Luyện kim (ưu tiên phát triển thép hợp kim, thép đặc chủng phục vụ công nghiệp chế tạo máy thế hệ mới, nhất là cho quốc phòng, an ninh); cơ khí chế tạo (ưu tiên phát triển cơ khí chế tạo cho sản xuất máy nông nghiệp, ô-tô, tàu biển, thiết bị công trình, thiết bị năng lượng, thiết bị điện, thiết bị y tế); hóa chất (ưu tiên phát triển các loại hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, phân bón); công nghiệp năng lượng (ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới); vật liệu (ưu tiên phát triển vật liệu mới); công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử-viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn).
Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn: Công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô-tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sinh học (tập trung vào gen, dược phẩm và các chế phẩm sinh học); công nghiệp dệt may, da giày ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa; công nghiệp văn hóa...
Khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị năng lượng sạch, tái tạo, hệ thống pin lưu trữ, công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đào tạo, chuyển giao công nghệ.
Mai Anh
Tin khác
Sắp diễn ra Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam
Cuối năm Sacombank tăng nguồn vốn và giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng
Tuyên án sơ thẩm vụ tham ô tài sản xảy ra tại Bệnh viện TP. Thủ Đức
Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục, vàng trong nước giảm nhẹ
Hà Tĩnh: Bắt giữ đối tượng vận chuyển 60 kg pháo nổ trái phép
Xuất hiện HIO ở Vinpearl DIC Legends Việt Nam 2023
Ngành gạo lập kỷ lục thu về 4,4 tỷ USD trong 11 tháng
(THPL) - Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo của nước ta thu về 4,41 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch...01/12/2023 19:04:04Sân bay Điện Biên khai thác trở lại từ ngày 2/12
(THPL) - Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định về việc chấp thuận cho Cảng hàng không Điện Biên hoạt động trở lại từ ngày...01/12/2023 19:01:23Đề xuất chi 450 tỷ đồng tặng quà cho người có công dịp Tết Nguyên đán 2024
(THPL) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã có Tờ trình gửi Chủ tịch nước về...01/12/2023 19:00:30Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất xe hợp đồng phải vào bến để đón trả khách
(THPL) - Trước tình trạng xe hợp đồng trá hình đang hoạt động ngày càng nhức nhối, gây ra nhiều hệ lụy, Cục Đường bộ Việt Nam đã có...01/12/2023 18:58:15
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vietjet vừa khai trương đường bay đến Perth, Adelaide
(THPL) - Tiếp tục mở rộng mạng bay đến với Australia, Vietjet tưng bừng khai trương đường bay mới kết nối Perth, Adelaide, hai thành phố lớn thứ tư và thứ năm của “xứ sở chuột túi” với TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phó Thủ hiến bang Tây Australia - Rita Saffioti, Bộ trưởng Du lịch bang Nam Australia - Zoe Bettison, Lãnh đạo sân bay Perth và sân bay Adelaide đã cùng chúc mừng đường bay mới của Vietjet. - VPBank thêm hình thức thanh toán Garmin Pay vào hệ sinh thái thanh toán một chạm
- Chuyên gia: Cơ hội hướng tới nguồn thu khổng lồ cho GSM từ thị trường...
- VinFast ký với Yorkville Advisors thỏa thuận mua cổ phiếu trị giá lên tới 1...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Tập đoàn Ciputra - top 3 doanh nghiệp bất động sản đáng tin cậy nhất thế giới
(THPL) - Vừa qua, tờ Newsweek đã công bố danh sách bình chọn các tập đoàn, doanh nghiệp top đầu thế giới trong các ngành nghề kinh tế, xã hội, đầu tư, dịch vụ, kỹ thuật then chốt, được phối hợp thực hiện đánh giá cùng với đối tác nghiên cứu thị trường Statista, để vinh danh các công ty đáng tin cậy nhất. Chỉ những tập đoàn/công ty đủ điều kiện theo các tiêu chí mới được tham gia cuộc bình chọn này. Mỗi vị trí trong bảng xếp hạng lần này là sự công nhận tích cực dựa trên cuộc khảo sát và nghiên cứu người tiêu dùng rộng rãi vào thời điểm tương ứng và tính đến hết ngày 19 tháng 7 năm 2023. - Ciputra – Tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh cùng Việt Nam
- PNJ nhận giải thưởng Instant Impact/ Promotion tại MMA Smarties Việt Nam 2023
- Sun Hospitality Group lần đầu tiên đạt giải thưởng Thương hiệu mạnh -...