07:01 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang Chile

13:21 08/07/2022

(THPL) - Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát làm ảnh hưởng tới xuất khẩu (XK) cá ngừ sang các thị trường thì XK sang Chile vẫn duy trì được sự tăng trưởng.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang Chile đã khởi sắc. Thời gian gần đây, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Chile liên tục bật tăng trong một số tháng đầu năm 2022.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ sang Chile trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 4 triệu USD, tăng gần 59% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, XK cá ngừ sang thị trường này có những tháng tăng trưởng mạnh lên tới 3 số. Chile hiện đang NK rất nhiều thịt/loin cá ngừ đông lạnh từ Việt Nam, chiếm 87% tổng giá trị.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Chile đã NK tổng cộng hơn 17 nghìn tấn, trị giá hơn 39 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2022, tăng 5% về khối lượng và 22% về giá trị. Ba nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường này là Ecuador, Thái Lan và Việt Nam.

Thị phần cá ngừ Việt Nam tại Chile tăng mạnh. Ảnh minh họa

Hiệp định CPTPP dù tạo ra hiệu ứng thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Chile. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cước vận chuyển đường biển tăng cao như hiện nay, sức cạnh tranh của doanh nghiệp về giá cả và thời gian giao hàng cho nhà nhập khẩu giảm. Điều này dự kiến sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Chile bị kìm hãm.

Hiện nay, một thị trường quan trọng khác của cá ngừ Việt Nam là khối CPTPP. Trong 5 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang khối thị trường này đạt 54,5 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng Canada đã chiếm hơn 42% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang khối thị trường này với 23,4 triệu USD, tăng 72%. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản cũng tăng 6%, đạt 14 triệu USD, Mexico tăng 35%, đạt 6,5 triệu USD, Chile tăng 59%, đạt 4 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu cá ngừ sang Philippines, Ai Cập và Nga trong 5 tháng đầu năm nay cũng tăng trưởng khả quan.

Theo TTXVN đưa tin, tiêu thụ cá ngừ không chỉ riêng bằng con đường xuất khẩu, hiện các doanh nghiệp Việt còn đa dạng phương thức tiêu thụ với đa dạng sản phẩm và đa dạng khách hàng. 

Với xu thế hội nhập và nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng cao, tiêu dùng nội địa trở thành một phân khúc quan trọng để ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu cá ngừ có thêm nhiều động lực phát triển. Và để kích cầu tiêu thụ nội địa đối với các mặt hàng thủy sản; trong đó có cá ngừ đại dương, hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết như: chủng loại sản phẩm phải đa dạng, chất lượng phải đảm bảo, giá cả phải hợp lý...

Với công nghệ chế biến cá ngừ của các doanh nghiệp trên cả nước hiện nay, sản phẩm cá ngừ Việt Nam vẫn được người tiêu dùng đánh giá nổi trội hơn nhiều quốc gia khác. Do đó, làm hài lòng khách hàng nội địa cũng là một giải pháp để thu hút khách hàng thế giới tăng sự lựa chọn hơn đối với cá ngừ Việt Nam.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu