07:13 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu hạt điều

Tú Anh (t/h) | 14:27 10/05/2023

(THPL) - Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm nay, nước ta đã chi 1,06 tỷ USD để nhập khẩu gần 795.500 tấn hạt điều, tăng 4,8% về lượng nhưng giảm 7,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tìm hiểu, dù giá trị nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2022, song hạt điều là một trong hai mặt hàng nông sản (nhập khẩu ngô đạt 1,536 tỷ USD) có kim ngạch nhập khẩu vượt mốc 1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp hạt điều nhiều nhất cho Việt Nam. Cụ thể, nước ta chi gần 676 triệu USD để nhập khẩu điều từ Campuchia, chiếm gần 63,8% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Tiếp đến là Tanzania, Bờ Biển Ngà, Ghana là những thị trường cung cấp hạt điều cho nước ta với kim ngạch lần lượt là 149,1 triệu USD, 58 triệu USD và 36 triệu USD.

Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu hạt điều. Ảnh minh hoạ

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong 4 tháng năm 2023 chỉ đạt 952,5 triệu USD. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5.846 USD/tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2022. Dù xuất khẩu tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, song ngành điều Việt Nam vẫn đang nhập siêu.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,9 triệu tấn nguyên liệu điều, với đơn giá bình quân 1.400 USD/tấn; tổng cộng các doanh nghiệp điều đã chi ra khoảng 2,66 tỉ USD để nhập nguyên liệu. Việt Nam tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về sản lượng nhập khẩu điều thô trên toàn thế giới. Nguồn cung hạt điều cho Việt Nam chủ yếu là: Campuchia và các nước châu Phi (Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Tanzania,…).

Hiện nay, diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 ha, cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp. Do đó, Vinacas đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá, quy hoạch ổn định và lâu dài các vùng trồng điều. Trong điều kiện khó gia tăng diện tích trong nước, Vinacas đề nghị giải pháp hợp tác khai thác, phát triển vùng nguyên liệu điều tại Campuchia và Nam Lào.

Tú Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu