08:45 ngày 27/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu hàng hoá sang Mexico

17:44 11/04/2023

(THPL) – Hiện Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc tận dụng những ưu đãi về thuế quan từ hiệp định này chính là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy thương mại giữa hai nước.

Theo ông Lưu Vạn Khang - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize) cho biết, Mexico có quan hệ với nhiều khu vực nền kinh tế quan trọng trên thế giới, ngoài ra Mexico còn dùng chung ngôn ngữ, chia sẻ nguồn gốc, lịch sử, nền văn hóa với các nước khu vực Mỹ Latinh được coi là của ngõ để tiếp cận đến các vùng kinh tế năng động như G20, Liên minh Kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Alliance). Bên cạnh đó, Mexico có Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu, Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và là thành viên của CPTPP.

“Do vậy đối với Việt Nam, Mexico là một thị trường lớn tiềm năng mà cần phải được khai phá”- ông Lưu Vạn Khang đánh giá và cho biết thêm, với tình hình thế giới có nhiều biến động, dịch bệnh Covid 19,... giá nhân công và hàng hóa của Trung Quốc ngày càng tăng nên xu hướng của các công ty nhập khẩu trên thế giới, trong đó có Mexico, đang có định hướng tìm nhà cung cấp khác, và Việt Nam cũng trong số đó.

Mặt khác, hiện nay hiệp định CPTPP đã đi vào thực hiện được 3 năm nên có nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới.

Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu hàng hoá sang Mexico. Ảnh minh hoạ

Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang thị trường Mexico như thủy sản và nông sản chế biến; cà phê; hàng tiêu dùng; hàng điện tử; linh kiện và phụ tùng ô tô. Đơn cử, đối với mặt hàng thủy sản và nông sản chế biến, Mexico cam kết xóa bỏ thuế cho cá tra và basa từ năm thứ 3 của CPTPP, do vậy mặt hàng này đã được miễn thuế nhập khẩu vào Mexico. Tôm chế biến giảm theo quy trình và về 0% từ năm thứ 12, tôm đông lạnh về 0% từ năm thứ 13 và cá ngừ là năm thứ 16.

Với mặt hàng điện tử bao gồm, máy tính, điện thoại, điện thoại di động, hàng điện tử dân dụng, các loại mạch điện tử cũng đang là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất sang Mexico. Tính đến hết tháng 11/2022 Việt Nam đã xuất sang Mexico hơn 1,7 tỷ USD, với mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng 27,6%. Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu tiềm năng khác của Việt Nam sang thị trường Mexico đó là linh kiện và phụ tùng ô tô. Trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất sang Mexico hơn 309 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước đó. 

Như vậy, Việt Nam còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tại Mexico, tuy nhiên để biến cơ hội, tiềm năng thành hiện thực, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp Việt trong công tác tiếp cận thị trường, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm tại thị trường này

Theo tìm hiểu, nhà phân phối Mexico không nhập khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp mà họ cần sản phẩm đã được đăng ký và đang phân phối tại Mexico. Do vậy, các sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này phải có đại lý phân phối ở nước sở tại. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mexico cho rằng, đây là cơ hội dành cho các công ty thương mại, công ty lớn có thể mở chi nhánh đại diện tại Mexico sau đó đưa hàng hóa vào các chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối lớn.

Bên cạnh đó, có một vài hình thức thâm nhập vào thị trường Mexico doanh nghiệp có thể thực hiện. Trong đó có hoạt động tham gia hội chợ, tuy nhiên với hoạt động này, nếu doanh nghiệp tham gia theo kiểu nhỏ lẻ không có tên thương hiệu đất nước Việt Nam thì rất khó có hiệu quả. Cần tập trung nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức đoàn và làm thành cả khu triển lãm hàng hóa Việt Nam. Như vậy, mới đủ sức tạo dấu ấn và thu hút sự quan tâm, làm quen của người dân Mexico với sản phẩm của Việt Nam.

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu