16:41 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực về xuất khẩu gạo

11:08 09/03/2023

(THPL) - Hiện nay, triển vọng thị trường lúa gạo vẫn tích cực, xuất khẩu gạo được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi trong ngắn hạn do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên.

Theo một báo cáo mới đây của công ty chứng khoán ACBS, chỉ số All Rice của FAO đạt mức cao nhất kể từ năm 2020, khi giá hầu hết các loại gạo chính đều tăng mạnh vào đầu năm 2023. Xu hướng tăng giá gạo non-basmati có thể tiếp tục trong thời gian tới do Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo non-basmati kể từ cuối tháng 9.

Ấn Độ được biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu. Hiện chính quyền Ấn Độ chưa có ý định dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo của nước này.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo, đạt 94% kế hoạch năm 2022. VFA cũng đưa ra ước tính xuất khẩu gạo khoảng 250.000 tấn/tháng cho tháng 11 và 12, có thể giúp Việt Nam vượt mục tiêu xuất khẩu ban đầu và đạt 6,5 triệu tấn gạo. Gạo Việt Nam cũng tăng giá kỷ lục trong tháng 1 trong khi đồng baht lên giá so với USD. Giá FOB hạt dài 5% tăng lên khoảng 470 USD/tấn vào cuối tháng 2.

Việt Nam còn nhiều triển vọng khả quan khi xuất khẩu gạo. Ảnh minh hoạ

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486 USD/tấn

Trong tháng 1/2023 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 359.310 tấn, mang lại 186,6 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 519,3 USD/tấn. So với tháng 1/2022, giảm 29% về số lượng, nhưng tăng 6,8% về giá xuất khẩu. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1 vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa.

Đối với vùng ĐBSCL, sản lượng ước đạt 24 triệu tấn lúa. Trong đó tiêu thụ nội địa cho vùng ĐBSCL và TPHCM khoảng 10,8 triệu tấn. Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu năm 2023 ước khoảng 13,2 triệu tấn, tương đương 6,6 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Cơ cấu nhóm gạo xuất khẩu gồm: Gạo chất lượng cao đạt 3 triệu tấn; gạo thơm, đặc sản đạt 2,1 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 0,9 triệu tấn; nếp đạt 0,6 triệu tấn.

Mặc dù không kỳ vọng nhiều vào sự tăng giá gạo, nhưng nhu cầu tăng và dự kiến mùa màng bội thu vẫn có thể tạo ra tác động tích cực đến các công ty xuất khẩu gạo Việt Nam

Liên quan đến xuất khẩu gạo, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý I-II/2023 sẽ ổn định do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực cũng như chuẩn bị cho thời điểm năm mới.

Còn theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức tốt do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Theo VFA, khả năng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu từ 6 - 6,3 triệu tấn gạo. VFA đánh giá, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý I và II/2023 sẽ ổn định, do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực. Với thị trường nội địa, giá nội địa dự báo tiếp tục ổn định ở mức cao do vụ Thu - Đông sẽ có sản lượng thấp hơn mọi năm và phải đến giữa tháng 3/2023, vùng ĐBSCL mới bước vào cao điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2022/23.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, bởi thị trường này có khả năng thu hút những hợp đồng lớn. Mặc dù thuận lợi về mặt thị trường, song hiện nay các doanh nghiệp ngành gạo lại đang gặp khó khăn về nguồn vốn. 

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu