17:18 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Vận tải biển Việt Nam tìm đường phục hồi sau dịch COVID-19

Quốc Cường | 09:21 22/05/2020

(THPL) - Nền kinh tế của nhiều quốc gia bị tổn thương nặng trong dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhu cầu giao thương vẫn được duy trì một cách thận trọng, đó chính là yếu tố lớn nhất khiến vận tải biển là ngành có cơ hội liên tục hoạt động dù phải trải qua khá nhiều "vật vã", bất chấp mọi biến động của dịch bệnh.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành logistics, gần đây giá dầu giảm sâu cũng là yếu tố giúp các hãng tàu giảm bớt chi phí nhiên liệu, nhất là trong bối cảnh hàng hóa khan hiếm, ước tính giá dầu giảm đã giúp các tàu container, tàu dầu tiết kiệm được khoảng 20% chi phí và tàu hàng khô cũng tiết kiệm được 10 - 15% chi phí nhiên liệu.

Tuy nhiên, giá cước vận chuyển hàng hóa vẫn đang sụt giảm, ví dụ vào tháng 12/2019 doanh thu một tàu chở quặng khoảng 8.000 - 9.000 USD/ngày thì hiện tại con số đó chỉ còn 3.000 - 4.000 USD/ngày.

Tàu sông pha biển chuyên tuyến nội địa ven biển Việt Nam

Khi dịch COVID-19 chưa diễn ra, giá cước hàng clinker từ Việt Nam đi Trung Quốc khoảng 8 - 10 USD/tấn (tùy từng cảng) thì hiện giảm xuống chỉ còn 5 - 7 USD/tấn. Hàng xi măng bao đi Philippines, đầu năm 2020, giá cước khoảng 11 USD/tấn, hiện là 7 USD/tấn.

Từ tháng 4/2020, vận tải biển tuyến nội địa Việt Nam cũng bắt đầu “ngấm đòn” của dịch COVID- 19. Thời điểm trước dịch cước vận chuyển clinker từ Hải Phòng đi TPHCM khoảng 190.000 - 200.000 đồng/tấn. Đến lúc dịch bùng phát, con số đó là 185.000 đồng/tấn và đến hiện tại chỉ còn 170.000 đồng/tấn. Trong đó có nguyên nhân không nhỏ là do đội tàu lớn chuyên tuyến quốc tế bị mất việc đã quay lại thị trường nội địa, cạnh tranh, giảm giá cước, giành các mối hàng của các công ty nhỏ chuyên tuyến nội địa.    

Lượng hàng sụt giảm nên công suất hoạt động của các hãng tàu lại quay về mức 50 - 60% như thời gian chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Nếu đại dịch Covid-19 toàn cầu được khống chế thành công trước tháng 6/2020 và hoạt động sản xuất, thông thương hàng hóa tại các quốc gia được phục hồi sau 1 - 2 tháng tiếp theo, các hãng tàu biển sẽ có cơ hội chuyên chở hàng hóa tương đối lớn để phục hồi.

Trong đó, tuyến vận tải biển khu vực Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) sẽ là thị trường sôi động đối với ngành vận tải biển bởi sự đa dạng các mặt hàng xuất, nhập khẩu sang Việt Nam như: Phân bón, sắt thép, thiết bị điện tử… trong đó có tuyến vận tải biển mà đội tàu Việt Nam có thể vận chuyển hàng hóa được hai chiều với giá cước hấp dẫn.

Về thị trường nội địa, đại diện nhiều hãng tầu cho rằng, cơ hội để đội tàu trong nước phục hồi phải đến từ hai yếu tố, thứ nhất là các công trình xây dựng trên cả nước trở lại hoạt động bình thường, gia tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, vật liệu thông qua tuyến đường biển nội địa. Thứ hai là thị trường vận tải biển các tuyến trong khu vực Đông Nam Á cũng phải được phục hồi sôi động trở lại, khi đó đội tàu biển Việt Nam chuyên tuyến quốc tế sẽ không trở về thị trường nội địa, gây áp lực cạnh tranh cho đội tàu chuyên tuyến nội địa.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu