Triển khai đồng bộ các giải pháp để giữ thị trường xuất khẩu sầu riêng
(THPL) - Sầu riêng là một ngành hàng tiềm năng, mang lại giá trị cao. Việc chuẩn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm sẽ là chìa khóa để giữ vững thị trường xuất khẩu cho ngành hàng sầu riêng.
Xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc sụt giảm
Với vai trò thị trường then chốt trong xuất khẩu mặt hàng sầu riêng, Trung Quốc không chỉ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu mà còn mang lại giá trị gia tăng gấp hơn hai lần so với tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch đề ra, tương đương kim ngạch khoảng 120-130 triệu USD và khối lượng ước tính 35.000 tấn. Điều này khiến giá sầu riêng trong nước lao dốc, chỉ còn bằng một phần tư so với giá xuất khẩu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân và doanh nghiệp.
Từ cuối năm 2024 đến nay, Trung Quốc phát hiện sầu riêng Việt Nam và Thái Lan đều nhiễm cadimi, yêu cầu 100% lô hàng phải có giấy kiểm nghiệm cadimi và vàng O mới được thông quan. Nếu phát hiện tồn dư, các mã số nhà đóng gói và vùng trồng sẽ bị đình chỉ. Việc này khiến cho hoạt động xuất khẩu sầu riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Thực tế, nguyên nhân của sự sụt giảm không nằm ngoài những vấn đề đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo trước đó, như: thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng, quy trình kiểm dịch lỏng lẻo, và công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu khắt khe của Trung Quốc. Đặc biệt, việc cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói và hệ thống phòng kiểm nghiệm vẫn chậm trễ, khiến nhiều lô hàng bị trả về hoặc ách tắc tại cửa khẩu.
Bên cạnh nguyên nhân trên, sự tham gia của Lào, cùng với Indonesia, Campuchia và Malaysia trong vấn đề xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc cũng đang tạo áp lực lớn lên sầu riêng Việt Nam. Trong khi đó, Thái Lan, dù mất thị phần do bê bối chất vàng O, vẫn là đối thủ đáng gờm nhờ năng lực sản xuất và logistics vượt trội.
Do hàng hoá gặp khó khăn khi xuất khẩu, giá sầu riêng trong nước cũng bị sụt giảm mạnh. Ngày 18/5, giá sầu riêng tại nhiều nhà vườn có nhích nhẹ, nhưng chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Theo phản ánh, hiện nay, thương lái vào vườn mua hàng xô chỉ khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg tùy loại và chất lượng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Ông Vũ Đức Côn - Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk - cho biết, đến nay, số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói của ngành nông sản Việt Nam nói chung như mít, sầu riêng đã bị phía Trung Quốc liên tục thu hồi. Đối với sản phẩm sầu riêng, số lượng mã số bị thu hồi đã lên đến con số khoảng 55 mã số vùng trồng và 61 mã cơ sở đóng gói. Đồng thời, kể từ tháng 9/2023 đến nay Cục Bảo vệ thực vật liên tục giới thiệu các vùng trồng và cơ sở đóng gói mới sang Trung Quốc và không được chấp thuận. Tổng diện tích sầu riêng cả nước là 150.000 ha, nhưng diện tích được cấp mã số khoảng 20%, chưa tương xứng với năng lực xuất khẩu thực tế của Việt Nam.
Theo ông Võ Tấn Lợi - Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang, thời điểm tháng 10, 11/2024, mỗi xe hàng chỉ mất khoảng 20 - 30 triệu đồng tiền xét nghiệm. Nhưng hiện nay, nếu kiểm tra đủ cả chỉ tiêu vàng ô và cadimi, chi phí lên tới 50 - 60 triệu đồng/xe. Mức chi phí này cao gấp cả chục lần so với Thái Lan.
Ông Vũ Đức Côn cho rằng, hiện nay, phía Trung Quốc chỉ phê duyệt cho một số phòng thí nghiệm được Cục Bảo vệ thực vật giới thiệu sang để kiểm tra vàng O và cadimi. Do đó, đề nghị Nông nghiệp và Môi trườngchỉ đạo các phòng thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kết nối, không đứt gãy thông tin với chi phí ổn định và hợp lý, tránh trường hợp độc quyền trục lợi, tạo ra cơ chế xin - cho, không công bằng với các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để mở thêm nhiều phòng thí nghiệm được phép kiểm tra để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn.
Triển khai các giải pháp chính sách mạnh mẽ
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, về ngắn hạn, Bộ sẽ phối hợp với Cục Hải quan Trung Quốc để giải quyết các vướng mắc kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói, và hoàn thiện các phòng thí nghiệm phục vụ xuất khẩu. Quy trình kiểm dịch thực vật cho sầu riêng sẽ được ban hành khẩn cấp, làm cơ sở đánh giá lại năng lực xuất khẩu trong năm 2025 và điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Đây là bước đi cần thiết để khôi phục niềm tin từ phía đối tác Trung Quốc.
Về dài hạn, trọng tâm được đặt vào hoàn thiện khung pháp lý quản lý xuất khẩu nông sản, với quy định cụ thể về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và tiêu chuẩn kiểm nghiệm. Bộ cũng nhấn mạnh tái cơ cấu ngành sầu riêng theo hướng bền vững, khuyến khích phát triển các sản phẩm chế biến sâu như sầu riêng đông lạnh – sản phẩm có giá trị gia tăng cao và giảm phụ thuộc vào thị trường tươi. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật từ sản xuất đến xuất khẩu được xem là yêu cầu cấp thiết để cạnh tranh bền vững.
Bên cạnh giải pháp kiểm soát từ vùng trồng nhằm rút ngắn thời gian xử lý tại cửa khẩu, chủ trương không phụ thuộc một thị trường cũng được quan tâm khi hiện nay Việt Nam đang mở rộng xuất khẩu sang 15 quốc gia có nhu cầu cả sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh rằng, việc giữ vững thị trường sầu riêng không thể dựa vào tăng trưởng nóng mà cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ, và hệ thống quản lý minh bạch. Các cơ quan chuyên môn được yêu cầu nỗ lực hơn, đồng hành cùng doanh nghiệp và địa phương để bảo vệ thị trường, nâng cao giá trị, và xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam trên trường quốc tế.
Lâm Tới
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 19/6: Bắc Bộ mưa vài nơi, Trung Bộ nắng nóng
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng ‘nhà Vinamilk’
Nam A Bank dành nhiều ưu đãi cho khách hàng giao dịch không tiền mặt
Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng nâng cao thương hiệu Việt
Bộ Giáo dục đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Bộ Y tế xử lý nhiều mỹ phẩm vi phạm, tiêu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị bệnh lý thần kinh
Bộ trưởng Y tế: Thuốc đưa vào bệnh viện đều phải thông qua đấu thầu và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(THPL) - Ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình trước Quốc hội về tình trạng thuốc và thực phẩm chức năng giả, khẳng...18/06/2025 15:47:00Ford Everest dẫn đầu doanh số phân khúc xe SUV cỡ D trong tháng 5
(THPL) - Ford Everest tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu doanh số phân khúc xe gầm cao cỡ D tại Việt Nam với 788 xe bán ra trong tháng 5/2025.19/06/2025 06:34:47Dự án “sống còn” Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
(THPL) - Dự án Aqua City của Novaland vừa chính thức hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm kiên trì và nỗ lực của Novaland; đồng thời khẳng...18/06/2025 14:16:42TP.HCM: Xử lý 526 vụ vi phạm thương mại, phạt gần 20 tỷ đồng trong 6 tháng
(THPL) - Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường TP.HCM, cho biết trong 6 tháng qua, lực lượng này đã kiểm tra 533 vụ, xử lý...18/06/2025 14:15:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...