14:05 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tiềm lực của chủ dự án nhà máy điện LNG Long An I & II

Bình Huy | 14:22 15/07/2021

(THPL) - Được lựa chọn là chủ đầu tư dự án năng lượng quy mô tỷ USD, song kết quả kinh doanh của VinaCapital và GS Energy không mấy tích cực.

Tỉnh Long An “vội vã” tìm chủ đầu tư dự án Nhà máy Long An I và II

Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II được giới đầu tư kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cũng như giảm tải gánh nặng tài chính cho EVN trong việc phát triển nguồn điện mới.

Theo tìm hiểu, Long An I và Long An II  (đặt tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) có tổng công suất dự kiến 3.000MW, bao gồm 2 nhà máy Tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500MW.

Tổng mức đầu tư 2 nhà máy điện và hệ thống kho chứa LNG ước tính khoảng 3,13 tỷ USD. Sau khi thực hiện các bước của dự án, Nhà máy điện Long An I sẽ đi vào vận hành vào tháng 12/2025, nhà máy điện Long An II vận hành vào tháng 12/2026.

Tuy vậy, quá trình lựa chọn dự án Nhà máy Điện LNG Long An I và II đã dấy lên không ít câu hỏi.

Cụ thể, vào ngày 31/12/2020, Sở Công Thương tỉnh Long An đã có thông báo về quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy Long An I và Long An II.

Về năng lực nhà đầu tư, tỉnh Long An yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp bằng hoặc trên 500 triệu USD, tương đương khoảng 15% tổng mức đầu tư. Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh;

Với năng lực kinh nghiệm liên quan nhà máy điện khí, tổng công suất các nhà máy điện khí mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh đã thực hiện thành công với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu phải đạt ít nhất 4.500 MW;...

Theo quy trình của Sở Công Thương tỉnh Long An, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện theo các bước, gồm: Bước 1 đánh giá sơ bộ về pháp lý và năng lực nhà đầu tư, bao gồm các tiêu chí về vốn đầu tư và kinh nghiệm về ngành điện khí nêu trên; Bước 2 đánh giá chi tiết năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư theo thang điểm cụ thể. Trường hợp tại Bước 2 có hai doanh nghiệp trở lên có cùng tổng số điểm thì sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đánh giá ưu tiên theo thứ tự: Ưu tiên 1 là công nghệ, ưu tiên 2 là môi trường, ưu tiên 3 là kinh nghiệm và ưu tiên 4 là năng lực tài chính.

Nhiều yêu cầu và tiêu chí là vậy, song thời hạn nộp hồ sơ của các nhà đầu tư chỉ vỏn vẹn nửa từ ngày 31/12/2020 đến 15/1/2021. Nếu tính 3 ngày nghỉ lễ, 2 ngày nghỉ cuối tuần theo pháp luật Việt Nam, thời gian còn lại chỉ vẻn vẹn khoảng 10 ngày. Đặc biệt, yếu tố đại dịch COVID-19 cũng gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.  

Thông báo mời nhà đầu tư hai nhà máy điện khí LNG tại tỉnh Long An

Trong khi đó, dự án điện khi LNG Cà Ná (Ninh Thuận) dù có công suất bằng một nửa cũng đang lựa chọn nhà đầu tư nhưng thời gian nộp hồ sơ kéo dài hơn 1 tháng (từ ngày 12/12/2020 đến ngày 14/1/2021).

Đến tháng 3/2021, UBND tỉnh Long An đã trao Quyết định Chủ trương đầu tư và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy Điện LNG Long An I&II cho Công ty TNHH Tư nhân VinaCapital GS Energy.

Vậy VinaCapital GS Energy là ai? Tiềm lực của họ thế nào? Và vì sao chỉ trong bối cảnh thời gian ngắn, đại dịch hoành hành, nhà đầu tư nước ngoài này vẫn đáp ứng đầy đủ về mặt thủ tục, hồ sơ theo yêu cầu của tỉnh Long An?

Tiềm lực của các ông chủ đứng sau VinaCapital GS Energy

Dễ thấy cái tên của VinaCapital GS Energy là sự kết hợp giữa hai ông lớn với tiền tố “VinaCapital” là một tập đoàn nổi danh và quen mặt tại thị trường Việt Nam; hậu tố là GS Energy – một tập đoàn năng lượng đến từ Hàn Quốc.

Thực tế, VinCapital đã là cái tên được UBND tỉnh Long An nhắm là nhà đầu tư tại dự án.

Cụ thể, tại Tờ trình số 10 (tháng 2/2020) gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Long An cho biết, “VinaCapital mong muốn được giao là chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo để đầu tư vào chuỗi dự án khí – điện tỉnh Long An, bao gồm việc phát triển, xây dựng và vận hành khai thác 2 nhà máy điện [...]”.

UBND tỉnh cũng cho biết: “Tại thời điểm hiện tại (tháng 2/2020), VinCapital đã ký thỏa thuận với Công ty GS Energy (Hàn Quốc) hợp tác đầu tư dự án [...]”.

Dù vậy, đến tháng 4/2020, Bộ Tài chính cho biết, theo tài liệu gửi kèm công văn số 1097 ngày 20/2/2020 của Bộ Công Thương không có BCTC riêng đã kiểm toán bằng tiếng Việt của VinaCapital, mà chỉ có BCTC bằng tiếng Anh năm 2017, 2018, 2019 của Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF). Do đó, Bộ Tài chính cho rằng không có cơ sở để tham gia ý kiến đối với năng lực tài chính của VinaCapital Group.

Mặt khác, chính sách đầu tư của VOF quy định mỗi khoản đầu tư không vượt quá 20% giá trị tài sản ròng của công ty tại thời điểm đầu tư. Trong năm 2019, VOF có tổng tài sản 974,6 triệu USD, tổng nợ 19,4 triệu USD; hoạt động sản xuất lỗ 28,1 triệu USD; tài sản ròng 955,2 triệu USD.

“Như vậy, theo chính sách của quỹ thì VOF có thể đầu tư với một dự án tối đa là 191,04 triệu USD. Trong khi đó, tổng vốn chủ của dự án là 2,191 tỷ USD, nên quỹ không đủ năng lực tài chính tham gia dự án”, Bộ Tài chính cho biết.  

Về phần GS Energy, đây là tập đoàn năng lượng lớn ở Hàn Quốc. Được biết, GS Energy đã tham gia vào nhiều dự án thăm dò và sản xuất dầu khí ở Trung Đông, Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

Theo số liệu cung cấp bởi UBND tỉnh Long An (CV 2688 về việc Phúc đáp CV số 2844/BCT-ĐL của Bộ Công Thương và dự án NMNĐ LND Long An I và Long An II), doanh thu GS Energy trong năm 2019 là 2.407 triệu USD, thu nhập ròng (Net income) đạt 1.339 triệu USD.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản tại ngày 31/12/2019 là 9.171 triệu USD, Vốn chủ sở hữu 5.825 triệu USD.

Dù vậy, tìm hiểu của PV cho thấy, các chỉ tiêu tài chính thấp hơn nhiều so với công bố từ UBND tỉnh Long An.

Đơn cử, theo dữ liệu công bố trên website của GS Energy Corporation (đã quy đổi theo tỷ giá 1 won = 0,00087 USD), doanh thu công ty trong năm 2019 chỉ là 2.094 triệu USD, tăng trưởng 6% so với năm 2018. Dù vậy, thu nhập ròng 253 triệu USD, giảm đến 52,1%.

Có thể thấy, chỉ tiêu doanh thu/thu nhập ròng theo công bố của GS Energy thấp hơn lần lượt 15% và 492,2% so với các con số thông báo từ tỉnh Long An.

Xét riêng chỉ tiêu thu nhập ròng, trong năm 2017 và 2018, số liệu do GS Energy công bố cũng thấp hơn lần lượt 1,6% và 12%. Duy chỉ có năm 2016, số liệu thu nhập ròng công bố cao hơn 1,04%.  

Nếu tính theo các con số mà GS Energy công bố, doanh thu bình quân của công ty tăng trưởng 13,4%/năm, song lãi ròng lãi giảm 16,1%/năm.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2020, GS Energy đã lỗ đến 277,5 triệu USD.

GS Energy chưa cập nhật số liệu bảng cân đối kế toán 9 tháng đầu năm 2020. Xét đến ngày 31/12/2019, tài sản GS Energy đạt 7.978 triệu USD đồng, tăng 1,7% so với số đầu kỳ. Nợ phải trả 2.910 triệu USD. Vốn chủ sở hữu 5.068 triệu USD.

Bình Huy

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu