09:57 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Thực hư việc bác sĩ truyền 5 lít bia cứu bệnh nhân ngộ độc rượu

20:25 10/01/2019

(THPL) - Cụ thể, trong phác đồ điều trị Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc do Bộ Y tế ban hành, trong mục dành cho ngộ độc rượu ethanol đã hướng dẫn nhân viên y tế dùng rượu uống pha loãng để truyền cho người bị ngộ độc rượu.

Theo báo Dân Việt, Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31.8.2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Thuốc giải độc đặc hiệu ethanol và fomepizole (4-methylpyrazole): ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu. Khi ngừng các thuốc này hoặc dùng không đủ và bệnh nhân không được lọc máu, methanol tiếp tục được chuyển hóa và gây độc.

Bệnh nhân ngộ độc rượu đã được cứu sống bằng 15 lon bia tại Bệnh viện đa khoa Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31.8.2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ethanol nên được dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách để ngăn chặn 181 quá trình chuyển hóa gây độc tiếp diễn của methanol trong khi chưa được loại bỏ khỏi cơ thể.

Dùng ethanol hiệu quả, rẻ tiền nhưng có một số tác dụng phụ (tác dụng trên thần kinh trung ương, hạ đường huyết, rối loạn nước điện giải. Chế phẩm ethanol tĩnh mạch dễ dùng cho bệnh nhân hơn, dễ theo dõi và điều chỉnh liều hơn ethanol đường uống.

Ngoài ra có thể dùng một thuốc khác là fomepizole. Thuốc này hiệu quả, dễ dùng và theo dõi nhưng rất đắt tiền. 

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách dùng ethanol đường uống bằng cách, dùng loại rượu uống, sản phẩm đảm bảo an toàn và có ghi rõ độ cồn (%), pha loãng thành rượu có nồng độ 20% (1ml chứa 0,16 gram ethanol).

Sau đó, có thể cho người ngộ độc ethanol uống hoặc truyền nhỏ giọt qua sonde dạ dày. Tài liệu cũng ghi rõ liều dùng riêng cho người không nghiện rượu và người nghiện rượu. Đồng thời, trong quá trình truyền rượu, các bác sĩ cũng cần theo dõi chặt chẽ nồng độ ethanol trong máu; theo dõi tri giác, nôn, uống thuốc, tình trạng hô hấp, mạch, huyết áp, đường máu, điện giải máu; xử trí tai biến và cần đảm bảo bệnh nhân được cung cấp đủ glucose, đặc biệt là trẻ em. 

Trước đó, ngày 25.12, Khoa Hồi sức tích cực – chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã dùng 15 lon bia (tương đương 5 lít bia) để truyền vào cơ thể bệnh nhân ngộ độc rượu ethannol và đã cứu sống bệnh nhân này. 

Theo báo Infonet, thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị chia sẻ sau khi có thông tin về trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ truyền 5 lít bia, rất nhiều thông tin đã gửi tới bác sĩ Lâm và bản thân anh cũng thấy mệt mỏi khi mọi người nói sao lại lấy bia giải ngộ độc rượu?

Thạc sĩ Lâm nhấn mạnh, bệnh nhân cấp cứu ngộ độc rượu methanol là loại rượu công nghiệp không sử dụng trong ăn uống và bệnh nhân mua phải rượu có chứa cồn methanol gây ngộ độc chứ không phải là bệnh nhân say rượu nên không phải như người dân hiểu lầm say rượu uống bia để giải say điều này là không đúng.

Trong phác đồ điều trị ngộ độc rượu được phép sử dụng rượu ethanol để truyền cho bệnh nhân để thải methanol.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Lâm – việc sử dụng bia để truyền cho bệnh nhân Nhật thực ra bác sĩ cũng đắn đo khi đưa một lượng bia như thế vào bệnh nhân. Bác sĩ cũng phải đau đầu làm sao để cân bằng cho bệnh nhân, thải độc tốt cho bệnh nhân.

Thạc sĩ Lâm cho biết, theo phác đồ sử dụng rượu để truyền nhưng thực tế không có rượu để truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, trong trường hợp thế bác sĩ đành mạo hiểm dùng bia. Thạc sĩ Lâm chia sẻ đây là lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện này sử dụng bia để giải ngộ độc methanol cho bệnh nhân.

Phương Nhi (Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu