Thừa Thiên - Huế: Lão nông làm giàu từ phân hữu cơ
(THPL) – Tuy ngoài tuổi xế chiều ông Nguyễn Xuân, 75 tuổi đã tìm tòi, sáng tạo và chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón, vừa thân thiện với môi trường mà lại còn hiệu quả kinh tế cao.
Tin liên quan
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất nông nghiệp Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế), ông Xuân là người đầu tiên ứng dụng thành công mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh duy nhất trên địa bàn tỉnh.
Từ một lần tình cờ được đi tập huấn về vấn đề phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học sau chiến tranh tại TP Huế vào năm 2011 và được hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong sản xuất. Sau khi trở về nhà ông luôn trăn trở về một sản phẩm hữu cơ vi sinh nên tiếp tục mày mò, học hỏi và quyết định áp dụng kiến thức để sản xuất.
“Nhận thấy ở địa phương mình nhiều loại rác hữu cơ rất “thân thuộc” từ rác thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp như mùn cưa trong xưởng gỗ, bịch nấm của doanh nghiệp sản xuất nấm, rơm rạ hay những cây hoa bèo… đều được người dân nơi đây thường hay bỏ đi chẳng ai thương tiếc. Biết đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để làm phân hữu cơ vi sinh, tôi liền gom góp mua về chất đầy nhà để làm phân bón” - Ông Xuân kể.
Qua bàn tay cần mẫn của ông Xuân và nhóm nhân công, rác được ủ theo phương pháp hòa khí 3 tháng ròng và trộn với men vi sinh làm quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, ít mầm bệnh và mùi hôi hơn.
Sau thành công những bước đầu, năm 2014 ông Xuân lại được “Dự án Nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên – Huế” tiếp sức bằng nguồn đầu tư hỗ trợ hơn 27 triệu mua thiết bị, xây 2 bể ủ có thể chứa 18m3 phân bằng Plot xi măng, có mái che và 1 bể ủ để quá trình sản xuất được thuận lợi hơn.
Đến năm 2016, ông Xuân đã mạnh dạn đầu tư xây thêm 2 bể ủ, 1 kho chứa để sản xuất gối vụ, được Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, trường ĐH Nông Lâm Huế giúp đỡ đưa mẫu phân đi phân tích và nhận được chứng nhận của Sở Khoa học và Công nghệ về thành phần đảm bảo quy chuẩn để thành lập cơ sở sản xuất phân.
“Trong sản xuất ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, vì rác thải tại địa phương không có bao nhiêu, nên tôi phải đi thu gom từ các địa phương khác về mới đủ ủ cho 2 bể. Ngoài ra, tôi còn phải đến các địa phương lân cận để thu mua thêm bèo tây và các bịch nấm rơm đã hết lứa để về sản xuất phân vi sinh hữu cơ” - Ông Xuân nói.
Ông Xuân cho biết, sản xuất phân vi sinh này rất có lợi, bởi nó làm cho cảnh quang môi trường được tươi xanh, sach đẹp. Không chỉ vậy, bón phân hữu cơ vi sinh sẽ làm đất bị suy thoái tơi xốp, tạo độ phì. Hơn nữa, quá trình dùng phân vi sinh để bòn phân cho cây trồng đối với 1 ha chỉ có giá từ 4 – 5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, nếu sử dụng phân bón NPK lên đến 9 triệu đồng đối với 1ha/năm.
Sau 5 năm từ khi dự án đi vào hoạt động, giờ đây cơ sở của ông Xuân mỗi năm sản xuất hơn 30 tấn phân hữu cơ vi sinh. Đây là sản phẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là hoa và rau màu. Phân hữu cơ này cũng rất tốt cho cây cao su của huyện Phong Điền cũng như nhiều nơi trên địa bàn tỉnh nên rất thuận lợi khi có nguồn cung cấp phân bón tại chỗ. Đó cũng là niềm động viên về mặt tinh thần rất lớn cho ông trong con đường làm phân hữu cơ.
Thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa chưa có dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt. Nhiều dòng sông lớn bèo tây phát triễn dữ dội che kín mặt sông khiến sinh hoạt của người dân khó khăn, ảnh hưởng việc đi lại của tàu thuyền. Mô hình sản xuất phân vi sinh từ bèo tây và rác thải góp phần giúp địa phương xử lí rác thải của người dân mà còn tạo việc làm cho nhiều người lao động.
Thiên Trường
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt