Thủ tướng nêu 9 vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp
(THPL) - Thủ tướng cho rằng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, trong đó phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, vì thể chế, cơ chế chính sách là nguồn lực, song vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn."
Tin liên quan
- Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy
Quốc hội khẩn trương hoàn thành các công việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Từ 1/1/2025, vượt đèn đỏ bị phạt 20 triệu, tăng mức phạt nồng độ cồn
Quốc Oai: Trưởng xóm “bán” đất công, UBND xã Hòa Thạch không nắm được?
Bộ Nông nghiệp và Môi trường - tên gọi mới sau khi hợp nhất hai bộ
» Thủ tướng yêu cầu cả nước phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 ở mức hai con số
» Thủ tướng chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Ất Tỵ 2025
» Thủ tướng đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
Sáng ngày 31/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.
Trước khi diễn ra Hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, đã có gần 3.000 câu hỏi, ý kiến, đề xuất được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thông qua các kênh và trực tiếp tại Hội nghị, Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã trả lời, chia sẻ, trao đổi với nông dân, đại diện hợp tác xã nhiều vấn đề cùng quan tâm như: cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
Cùng với đó là thúc đẩy tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến thương mại, ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản; khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn…
Thủ tướng trao đổi về chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, tích tụ đất đai, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chế biến nông sản, chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là đối với những chủ thể bị ảnh hưởng bởi bão Yagi vừa qua.
Thủ tướng nêu rõ chúng ta đang chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, với phạm vi rất rộng, bao trùm, do đó nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.
Để phát triển hệ sinh thái này thì có rất nhiều việc phải làm như phải tích tụ đất đai; ứng dụng khoa học công nghệ, cao năng suất lao động; có cơ chế, chính sách về tín dụng, thuế. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường dự báo, mở rộng thị trường, xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh năm 2024, thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là siêu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề; nông nghiệp, nông dân và nông thôn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.
Nông nghiệp tăng trưởng 3,3%, vượt chỉ tiêu được giao; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản dự kiến vượt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023, xuất siêu 18 tỷ USD, chiếm hơn 70% xuất siêu của cả nước. Mặt hàng nông sản có mặt tại 190 nước trên thế giới; riêng sản xuất gạo đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Nông nghiệp khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế; khẳng định chủ trương sáng suốt, thể hiện khát vọng xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Thủ tướng đã nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng:
Trước hết, thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn và phải là đột phá của đột phá. Thủ tướng lấy ví dụ, việc tháo gỡ cơ chế, chính sách với khoán 10, khoán 100 trước đây đã biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; tỉ lệ hộ nghèo từ 67% đến nay chỉ còn 1,93%. Điều này cho thấy nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.
Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng…; từ đó tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Thứ hai là về công tác quy hoạch. Trước đây, do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, nhu cầu của người dân, người tiêu dùng ngày càng nâng cao theo hướng ăn ngon, ăn sạch, do đó công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Thứ ba là về đất đai. Phải tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai, bởi đất đai là hằng số, là nguồn lực có hạn. Cùng với đó, phải khai thác cả không gian vũ trụ như phát triển internet vệ tinh để cung cấp sóng viễn thông cho vùng sâu, vùng xa; khai thác không gian biển như phát triển năng lượng mặt trời, gió…; khai thác không gian ngầm để mang lại lợi ích cho nông dân, phát huy sức mạnh của nông dân, phát triển nông thôn, nông nghiệp.
Thứ tư là về vốn và bảo hiểm. Muốn làm giàu thì phải có vốn, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu thì phải có chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng-hưởng để khuyến khích. Đồng thời, phải khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.
Thứ năm là thị trường. Phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp nữa thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần.
"Để du khách mua sản phẩm thì bao bì, đóng gói sản phẩm đó phải đi máy bay cũng được, tàu hỏa cũng được, tàu biển cũng được, đi bộ cũng được…", Thủ tướng lấy ví dụ.
Vấn đề thứ sáu là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh, trong tất cả các khâu từ trồng cây gì, nuôi con gì, kinh doanh gì đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, đẩy mạnh chế biến sâu, nghiên cứu bao bì, mẫu mã…
"Cơ sở dữ liệu sẽ cho giải pháp thông minh, như chỗ nào trồng lúa tốt nhất, giải pháp canh tác nào tốt nhất, thông minh nhất" - Thủ tướng nói.
Vấn đề thứ bảy là đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi nhân lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị. Thủ tướng lưu ý, chuyển đổi lao động bền vững là chuyển đổi ngay tại chỗ, công nghiệp hóa nông thôn, ly nông mà không ly hương.
Vấn đề thứ tám, xác định văn hóa là sức mạnh nội sinh, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng, văn hoá soi đường cho quốc dân đi.
"Vẫn là bài hát Trống Cơm, vẫn là chèo, là tuồng, nhưng nếu đổi mới sáng tạo, có đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để thổi hồn vào từng làn điệu thì sẽ khác, sẽ trở thành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí" - Thủ tướng nói và nhấn mạnh, phải khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của văn hóa nông nghiệp, văn minh lúa nước, phải quốc tế các giá trị bản sắc dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Vấn đề thứ chín, hệ thống chính trị cơ sở phải luôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người nông dân. Đồng thời, chủ động đề xuất thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân để phục vụ phát triển.
Tuấn Kiệt (t/h)
Tin khác
-
Truyền thông Châu Á khen ngợi tiền đạo Nguyễn Xuân Son và đội tuyển Việt Nam
-
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang Singapore
-
Ngành nông nghiệp là trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế
-
Dự báo thời tiết ngày 3/1: Bắc Bộ nắng ấm, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông
-
Xuân Son lập cú đúp, tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan
-
Thanh Hóa: Gần 4 nghìn giáo viên hợp đồng sẽ được hỗ trợ kinh phí
Thanh Hóa: Kiểm điểm cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm
(THPL) - Chiều 2/1, ông Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và...02/01/2025 20:27:00Việt Trì "rực lửa", sẵn sàng cho trận chung kết "cháy hết mình" vì đội tuyển Việt Nam
(THPL)- Từ 16h chiều 2-1, người hâm mộ khắp cả nước đã đổ về sân Việt Trì (Phú Thọ) ủng hộ đội tuyển Việt Nam thi đấu với đội...02/01/2025 18:16:00Nghệ thuật kiến tạo đô thị: Khi tiêu chuẩn quốc tế hòa quyện trong bản sắc Việt
(THPL) - Chuỗi sự kiện lễ hội "The Global Celebration" đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự. Không chỉ phục vụ phong cách sống thành thị...02/01/2025 20:16:58Đón năm mới tại The Global City: Lễ hội đếm ngược đẳng cấp quốc tế, không xô bồ mà vẫn “cháy hết nấc”
(THPL) - Lễ hội đón năm mới 2025 - The Global Celebration tại The Global City đã mang đến cho khán giả Việt Nam chuỗi hoạt động giải trí và trải...02/01/2025 16:11:03
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc “đỉnh của chóp”
(THPL) - Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái (Quảng Ninh) vào ngày 24/12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chơi lớn khi chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc “đỉnh của chóp” vào ngày 28/12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng. - Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
(THPL) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng duy nhất được vinh danh Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024 trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức. - ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024
- Cường Thành E&C và Bạch Đằng tạo dấu ấn tại Triển lãm Quốc phòng 2024
- Sao Thái Dương vinh dự được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm...