Thành tựu kinh tế Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN
(THPL) - Trong 27 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia hội nhập kinh tế ASEAN và cùng các nước thành viên khác xây dựng nền móng quan trọng để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Tin liên quan
- Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mường được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
» Kinh tế phục hồi góp phần tăng thu NSNN trong 7 tháng đầu năm
» CIEM đưa ra dự báo 2 kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2022
» Khởi động chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN
Ngày 8/8/1967, ASEAN được thành lập, là mốc đầu tiên của tiến trình hình thành và phát triển của một tổ chức khu vực được đánh giá là rất hiệu quả và đang phát triển mạnh mẽ.
Theo ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, 55 năm qua, ASEAN đã đạt được nhiều kết quả to lớn, trở thành một tổ chức đóng vai trò trung tâm trong khu vực. Vai trò trung tâm của ASEAN có nền tảng từ những thành quả hợp tác mà Hiệp hội đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển, từ quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài, cũng như từ những thành công của các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực mà Hiệp hội khởi xướng và dẫn dắt".
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28), tại Brunei, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.
Báo Công Thương đưa tin, bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương cho hay, trong 27 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia hội nhập kinh tế ASEAN và cùng các nước thành viên ASEAN khác xây dựng nền móng quan trọng để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
"Cho đến nay, Khu vực thương mại tự do ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mạnh mẽ nhất" - bà Phạm Quỳnh Mai khẳng định, đồng thời nêu, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam dành cho các nước ASEAN đạt 98% (các nước ASEAN khác xóa bỏ khoảng 98,7% thuế nhập khẩu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam).
Về ngoại khối, thông qua ASEAN, Việt Nam có điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các đốI tác quan trọng khác thông qua việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác này.
Trong số 15 FTA mà Việt Nam đã ký kết, có đến 8 hiệp định thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN. Đặc biệt, ASEAN đã cùng 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm 2020, khi Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch ASEAN - tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới xét về dân số (khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng) với nhiều tiềm năng phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Đánh giá về lợi ích từ gia nhập ASEAN, bà Phạm Quỳnh Mai chia sẻ, việc gia nhập ASEAN tạo thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Đông Nam Á; tiếp cận thị trường các nước đối tác của ASEAN có trên 1 tỷ dân như Trung Quốc, Ấn Độ, các thị trường phát triển “khó tính” như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, nâng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này lên gấp nhiều lần so với thời điểm ký kết các FTA tương ứng.
"Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ hơn 3 tỷ USD lên gần 56 tỷ USD; xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng từ 664 triệu USD lên 21,9 tỷ USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ mức 8,5 tỷ USD lên 20,1 tỷ USD năm 2021…" - bà Phạm Quỳnh Mai dẫn chứng.
Việc gia nhập ASEAN cũng tác động tích cực cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, từ các mặt hàng truyền thống như dầu thô và gạo sang các mặt hàng công nghiệp chế biến và công nghệ cao như sắt thép; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại và linh kiện.
Ngoài ra, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước ASEAN khác, đặc biệt trong các lĩnh vực như viễn thông, ngân hàng...; tạo động lực để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học - công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến; góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mặt khác, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước, tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư ngày càng minh bạch, qua đó giúp nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo thường niên về Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB).
Theo TTXVN đưa tin, sau hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát, các nền kinh tế Đông Nam Á đang cho thấy dấu hiệu phục hồi. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng sản lượng kinh tế khu vực này năm 2021 đã tăng lên 2,9% và dự kiến đạt 4,9% trong năm 2022.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng đang mang lại những cơ hội cũng như thách thức mới cho khu vực, trong đó, công nghệ kỹ thuật số và phát triển bền vững đang nổi lên như những động lực mới cho tăng trưởng tương lai của ASEAN.
Đáng chú ý, các vấn đề liên quan đến căng thẳng địa chính trị, sự gián đoạn trong các hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu, và biến đổi khí hậu nêu bật sự cấp thiết của khu vực trong việc tăng cường các nỗ lực xây dựng cộng đồng. Do đó, điều quan trọng là ASEAN cần tái khẳng định cam kết và quyết tâm hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vẫn phù hợp, cạnh tranh, bao trùm, bền vững, gắn kết và thích ứng trong thế giới hậu đại dịch COVID-19.
Các quốc gia thành viên ASEAN đã ban hành luật về tái chế, như Việt Nam, cũng có thể chia sẻ các kinh nghiệm lập pháp tốt nhất của mình với các nước láng giềng. Luật bảo vệ môi trường 2020 của Việt Nam đã thể chế hóa khái niệm nền kinh tế tuần hoàn. Điều quan trọng là mang lại cơ sở pháp lý cho việc thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, buộc nhà sản xuất và nhà nhập khẩu hàng hóa phải thu gom để tái chế sau sử dụng.
Tuấn Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
-
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
-
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
-
THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
-
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
-
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay
(THPL) - Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm giá xăng dầu kể từ 15h hôm...21/11/2024 15:59:00Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
(THPL) - Tiếp nối chuỗi hoạt động BMW Fest dịp cuối năm, bên cạnh chính sách giảm 50% phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, THACO AUTO và BMW...19/11/2024 13:55:00Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
(THPL) - Nám sạm, tàn nhang, da lão hóa nhăn nheo là một trong những cơn ác mộng của chị em phái đẹp giai đoạn tiền mãn kinh. Khi tra cứu từ khóa...21/11/2024 18:15:18BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” với vị...21/11/2024 16:04:29
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Vingroup được vinh danh là 1 trong 10 "Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam" năm 2024, do mạng Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe công bố. Đặc biệt, Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vị hàng đầu "Nơi làm việc Tốt nhất theo ngành” trong các lĩnh vực trọng điểm gồm: Ô tô, Bất động sản, Giáo dục, Y tế và Nghỉ dưỡng. - Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành...