9 dự án “đất vàng” sai phạm tại Hà Nội của Công ty Lã Vọng
(THPL) - Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra nhiều vi phạm, thiết sót liên quan tới hàng loạt các dự án tại Hà Nội của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng (Công ty Lã Vọng) và các đơn vị thành viên, từ đó kiến nghị nộp ngân sách, xem lại hợp đồng đầu tư và xử lý cán bộ có liên quan.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
» Đoàn Thanh tra tỉnh Thanh Hóa nhận hối lộ bị đề nghị truy tố
» Hà Nội: Thực hiện trên 12.000 cuộc thanh tra, kiểm tra thuế
Cụ thể, kết luận của TTCP dài tới 30 trang và chỉ ra một loạt điểm sai phạm trong 9 dự án của Lã Vọng: Dự án cải tạo môi trường hồ Đầu Băng (quận Long Biên), dự án BT cống nối hồ Vục - hồ Đầu Băng - hồ Tư Đình, dự án xây dựng hạ tầng và kỹ thuật tại khu đô thị phía tây nam đường 70 (quận Nam Từ Liêm), dự án chung cư tại Xa La (quận Hà Đông), dự án khu đô thị đông nam đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy)…
Dự án ngàn tỉ chỉ định không qua đấu thầu
Năm 2010, thông qua công ty thành viên Công ty CP thương mại Ngôi Nhà Mới đã chi 30 tỷ đồng đầu tư cải tạo môi trường hồ Đầu Băng, quận Long Biên theo hình thức xã hội hóa.
Doanh nghiệp này được Hà Nội ưu ái chỉ định đầu tư dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) cải tạo, xây dựng hệ thống cống nối hồ Vục - hồ Đầu Băng - hồ Tư Đình theo hợp đồng BT với tổng vốn đầu tư là 610 tỷ đồng.
Để thanh toán dự án BT, Công ty Ngôi nhà mới được giao 14,5 ha đất thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam đường 70, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo quy hoạch, dự án có 571 căn nhà liền kề và hơn một nửa đã hoàn thiện hoặc đang thi công phần thô, doanh thu bán hàng hơn 2.549 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cho rằng việc thanh toán dự án BT này, trong đó có xác định lãi suất để đối trừ tiền sử dụng đất phải nộp khi chưa có khối lượng hợp đồng BT, thời gian thực hiện kéo dài, tiếp tục được điều chỉnh là chưa có cơ sở.
Đáng chú ý, để đổi lấy số đất này, Lã Vọng chỉ cần bỏ ra khoảng 400 tỷ đồng (so với dự toán ban đầu là 610 tỷ đồng) để xây dựng công trình cho Hà Nội. Thanh tra Chính phủ kiến nghị doanh nghiệp này phải nộp thêm 125 tỷ đồng vào ngân sách.
TTCP còn chỉ rõ, tại dự án Khu đô thị Quốc Oai, Hà Nội giao 27,5ha đất Khu đô thị Quốc Oai cho Công ty Ngôi Nhà Mới xây dựng khu nhà ở cao cấp không thông qua đấu thầu là vi phạm quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Ngoài ra, dự án cũng đã được cho phép chuyển 2ha diện tích đất xây trường mầm non, tiểu học, trạm y tế sang xây nhà ở thấp tầng, chuyển 2,6ha đất xây dựng chung cư, văn phòng sang đất xây nhà ở thấp tầng, thương mại, dịch vụ, trường mầm non, trạm y tế, khiến diện tích đất ở tăng lên.
Lã Vọng cũng tham gia vào dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp 20,9 km quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai với tổng số vốn 8.800 tỷ đồng, theo hình thức BT. Đổi lại, doanh nghiệp đề xuất được thanh toán 43 ô đất, diện tích 454,67 ha. Sau đó được cấp 41 ô với diện tích 441,26 ha. Đây cũng là một trong những dự án Lã Vọng được Hà Nội chỉ định thầu.
“Hô biến” đất đỗ xe, cây xanh thành nhà hàng
Kết luận của TTCP cũng cho biết, quá trình Hà Nội giao 5 khu đất vàng DX1, DX2, DX3, DX4, CX2 diện tích khoảng 10.000m2 tại Khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng có nhiều sai phạm như không thông qua đấu giá, làm tăng mật độ xây dựng.
Khi giao 5 ô đất cho Công ty Lã Vọng, Hà Nội căn cứ vào đơn giá đất sản xuất nông nghiệp để cho thuê đất với mức giá khoảng 187.000 đồng/m2 làm mặt bằng kinh doanh thương mại, kinh doanh nhà hàng, ẩm thực và bãi đỗ xe, gây thất thu tiền sử dụng đất.
Tại đây đã được xây dựng thành: Nhà hàng Sashimi BBQ Garden (số 2B Nguyễn Thị Thập), nhà hàng Hải sản Lã Vọng (số 2A Nguyễn Thị Thập), nhà hàng Hầm Beer Lã Vọng (số 2C Nguyễn Thị Thập), nhà hàng Thế Giới Beer Lã Vọng (số 169 Hoàng Ngân)…
Sau khi thuê đất, Công ty Lã Vọng tự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xây dựng công trình sai phép trên đất, nhưng các cơ quan chức năng của Hà Nội đã làm ngơ, không xử lý dứt điểm sai phạm.
Xử lý các cá nhân, tổ chức có liên quan
Thanh tra Chính phủ cho rằng để xảy ra những tồn tại, vi phạm nêu trên là trách nhiệm thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính và UBND TP. Hà Nội.
Năm 2017, để tham gia dự án BT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, Công ty Lã Vọng đã thông qua Công ty Ngôi Nhà Mới góp vốn cùng Công ty CP Sông Đà Hà Nội và 2 công ty lập ra Công ty CP Louis Group để thực hiện dự án, cũng theo hình thức BT.
Công ty Louis đã được chỉ định là nhà đầu tư thực hiện dự án BT có chiều dài 20,9km, tổng vốn đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng, đổi lại Hà Nội dự kiến thanh toán cho Công ty Louis 39 ô đất, diện tích khoảng 343ha khi làm dự án BT này.
TTCP cho rằng, việc chỉ định Công ty Louis thực hiện dự án là vi phạm quy định về đấu thầu dự án, đồng thời Hà Nội cũng phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng, không tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành về việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.
Tại dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, rộng 23,8 ha tại quận Hoàng Mai do công ty thành viên của Lã Vọng góp vốn cùng đối tác cũng không qua đấu thầu. Cơ quan thanh tra kết luận điều này sai quy định pháp luật.
Bên cạnh việc nêu rõ sai phạm của cơ quan ban hành các quyết định hoặc đơn vị tham mưu cho UBND TP Hà Nội, Thanh tra Chính phủ cũng nêu kiến nghị kiểm điểm và xử lý trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Lã Vọng được biết đến với hệ thống nhà hàng rộng khắp tại Hà Nội, cùng với nhiều dự án bất động sản cao cấp, tuy nhiên ông chủ doanh nghiệp này lại khá kín tiếng. Công ty Lã Vọng ra đời năm 2003 sau khi gộp Công ty cổ phần thương mại Ngôi Nhà Mới (New House) và chuỗi hệ thống các nhà hàng Lã Vọng, các quán cà phê dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Được biết, doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống, dịch vụ giải trí ở Hà Nội. Năm 2008, Lã Vọng bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Năm 2017, Lã Vọng thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Louis Group (Louis Group) chuyên về mảng văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại cao cấp. Tập đoàn Lã Vọng có vốn điều lệ 500 tỉ đồng với 3 cổ đông sáng lập, gồm ông Lê Văn Hải (100 tỉ đồng), bà Đặng Thị Như Trang (100 tỉ đồng) và ông Lê Văn Vọng (300 tỉ đồng). |
Huyền Chi
Tin khác
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
-
Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
-
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
HoREA đề nghị ưu tiên thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà thương mại với chủ đầu tư làm phân khúc bình dân để thị trường phát...24/11/2024 15:23:26Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn, dù gạo Ấn Độ quay lại thị trường.24/11/2024 15:27:21Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm, với tổng số tiền...24/11/2024 15:15:09Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Liên hệ vanbidien
- Thành lập công ty tại Đắk Nông
- Dự án Lumiere Evergreen Tây Mỗ
- vinhomes grand park
- Chi tiết Vinhome Global Gate Cổ Loa