14:20 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa: "Công ty ma" có đang "phá ngang" dự án vay vốn ODA

Duy Duẩn | 10:42 20/09/2019

(THPL) - Với hàng loạt các văn bản của Văn Phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thống nhất xây dựng Xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP.Thanh Hóa và các vùng phụ cận bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hungari từ năm 2017, nhưng lý do vì sao đến nay vẫn chưa thể thực hiện với lý do là một "Cty ma" vừa thành lập lại đúng ra phá ngang dự án.

Hàng loạt văn bản của Trung ương đến Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý...

Như trước đó Thương hiệu và Pháp luật đã có loạt bài phán ánh về dự án Xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP. Thanh Hóa và các vùng phụ cận của tỉnh Thanh Hóa.

Theo tìm hiểu được biết, Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.260 tỷ đồng, trong đó vốn ODA khoảng 1.031 tỷ đồng. Trong 1.031 tỷ đồng này, vốn vay ODA được ngân sách trung ương cấp phát là hơn 825,4 tỉ đồng, vốn vay ODA do ngân sách tỉnh vay lại là 206,3 tỷ đồng. Vốn đối ứng từ ngân sách trung ương và địa phương khoảng 228 tỷ đồng. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2018 đến năm 2020, giai đoạn thực hiện dự án từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2024.

Để "rửa" dự án 1.260 tỷ một "Công ty ma" đã được thành lập nhưng chỉ là nơi bán quần áo chứ không phải là trụ sở Cty.

Dù cho Dự án này đã được Văn phòng Chính phủ có văn bản đề xuất Dự án sử dụng vốn vay ODA Hungari do Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, Mai Tiến Dũng ký ngày 23/9/2017 có ý kiến: Đồng ý đề xuất Dự án “Xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP. Thanh Hóa và các vùng phụ cận” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hungari”.

Tiếp đó vào ngày 17/12/2017, Bộ kế hoạch Đầu tư cũng đã có văn bản số 8532/BKHĐT-KTĐN do Thứ Trưởng, Nguyễn Thế Phương ký nêu: Đề xuất Dự án... sử dụng vốn vay của Chính phủ Hungari đã được Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam đồng ý và giao cho UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện dự án, đã được hai bên thống nhất tại MoU ký ngày 25/9/2017, giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungari. Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị phía Hungari xem xét, thông báo cho phía Việt Nam biết tiềm năng...phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa các công việc chuẩn bị dự án tiếp theo. Sau khi Dự án được phê duyệt chủ chương đầu tư Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ chính thức đề nghị Chính phủ Hungari cấp vốn cho dự án.

Một loạt văn bản của Văn Phòng Chính phủ đều thống nhất vay vốn ODA để thực hiện Dự án Xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP.Thanh Hóa và các vùng phụ cận.

Trước những thuận lợi nêu trên từ trung ương vào ngày 28/12/2017, Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận của Ban Thường trực Tỉnh ủy tại Văn bản số 268-LK-TU về chủ trương đầu tự Dự án đó là: “Thống nhất đề UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án theo đề nghị của Ban cán sự đảng UBND tỉnh tại Công văn số 204/BCS-UBND ngày 4/12/2017”.

Đồng thời, đến 6/2018, Văn phòng Chính phủ lại có văn bản số 5372/VPCP-QHQT nêu ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh: “Giao Bộ kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn tất hồ sơ, đảm bảo tranh thủ được nguồn vốn ODA của Chính phủ Hungari trong thời gian còn hiệu lực của Hiệp định khung tài trợ đã ký giữa hai Chính phủ, trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt”.

Văn bản hỏa tốc ngày 24/1/2019 nêu kết luận của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh về chủ chương đầu tư các dự án bằng vốn ODA.

Cũng lĩnh hội các ý kiến của Chính Phủ ngày 28/10/2018, Tỉnh Ủy tỉnh Thanh Hóa cũng đã có kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều chỉnh đầu tư Dự án... Thống nhất chủ trương điều chỉnh đầu tư Dự án theo đề nghị của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thủ tục, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương... chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng phương án, tổ chức bộ máy quản lý dự án; phương án tài chính phục vụ quản lý dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.

Như vậy Dự án đã được thống nhất cao từ trung ương cho đến địa phương sẽ tiến hành vay vốn ODA nhằm thực hiện Dự án để tận dụng tiếp nhận hết nguồn vốn vay ODA với thành tố ưu đãi cao của cơ quan phát triển đã được Chính phủ Việt Nam và Hungari đã ký kết trước đó.

Hiện dự án đã được cấp 2 tỷ đồng lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã trình Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện.

....nhưng lại bị "Công ty ma" phá ngang?

Với những chỉ đạo bằng văn bản từ trung ương đến địa phương từ năm 2017 đến nay, cứ tưởng Dự án sẽ sớm được triển khai theo như lộ trình để dự án sớm đi vào hoạt động cho người dân được hưởng lợi, Nhà nước có thể điều hành được giá nước thô theo diễn biến của thị trường, đảm bảo được an sinh xã hội, tránh được tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh khi Dự án này đi vào hoạt động.

Nhưng bỗng Công ty Đầu tư XNK Thanh Bình, một Cty mới thành lập được 12 ngày và có “trụ sở ma” lại có đề xuất xin Dự án mà cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa đang mạnh mẽ vào cuộc theo chỉ đạo của trung ương để Dự án sớm được thực hiện, nhằm phát triển kinh tế của các huyện dọc Quốc lộ 47 của tỉnh Thanh Hóa. Thì bỗng nhiên phải dừng lại để xem xét lại do vướng văn bản số 5122/SKHĐT-KTĐN về việc rà soát khả năng tham gia của khu vực tư nhân thực hiện Dự án của Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa với lý do trước đó vào ngày 22/7/2019, Cty CP đầu tư XNK Thanh Bình đã có hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trùng với dự án tỉnh Thanh Hoá đang đã được các ban nghành chức năng từ trung ương đến địa phương đang chuẩn bị triển khai.

Văn bản số 5122/SKHĐT-KTĐN về việc rà soát khả năng tham gia của khu vực tư nhân thực hiện Dự án của Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa đang có nguy cơ "thắng" các văn bản của trung ương và của tỉnh Thanh Hóa về việc bất "đèn xanh" cho tư nhân thực hiện dự án.

Trước việc có một Cty mới toanh đứng ra xin chấp thuận chủ chương đầu tư thì UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các sở ngành cho ý kiến về việc này. Trước thực trạng trên các Sở như TN&MT, Sở tài Chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến đều khẳng định Cty Đầu tư XNK Thanh Bình chưa đảm bảo năng lực thực hiện dự án nên việc đề xuất đầu tư không được chấp nhận.

Ngày 16/8/2019, Sở KH&ĐT có văn bản tổng hợp ý kiến của các đơn vị. Theo đó, đa số các sở ngành không đồng ý hoặc đồng ý chung chung về chủ trương đầu tư đường nước thô, không nói rõ về dự án của Cty Thanh Bình. Sau khi tổng hợp, phân tích, Sở KHĐT tỉnh Thanh Hoá cũng cho rằng, “Cty Thanh Bình là DN mới thành lập, hồ sơ đề xuất dự án chưa cung cấp các tài liệu có liên quan để đánh giá trình độ và năng lực quản lý, kinh nghiệm thực hiện dự án”.

Sau khi tham vấn ý kiến của các sở, ngành liên quan, hiện Sở KH&ĐT Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa chưa có cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cho Cty Thanh Bình. Tuy nhiên, Sở KH&ĐT lại đề nghị UBND tỉnh có văn bản báo cáo, xin ý kiến Thường vụ Tỉnh ủy xem xét hình thức đầu tư dự án.

Qua tìm hiểu được biết, nếu việc thực hiện Dự án bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hungari thì người dân sẽ được hưởng lợi, Nhà nước có thể điều hành được giá nước thô theo diễn biến của thị trường, đảm bảo được an sinh xã hội, tránh được tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh còn nếu để cho tư nhân thì chắc chắn người dân sẽ phải chịu giá nước biến đổi theo cơ chế thị trường và chi phí giá nước sẽ đổ hết lên đầu người dân nghèo của tỉnh Thanh Hóa.

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa bức xúc cho biết: "Qua đọc một số bài báo, tôi cũng mới biết Thanh Bình mới thành lập có 12 ngày, việc thì lấy đâu ra báo cáo tài chính, uy tín, năng lực mà lại đề xuất làm dự án lớn như vậy. Theo tôi, đây khả năng là Cty “sân sau” không rõ nguồn gốc, thiếu minh bạch vì lợi ích cá nhân cần phải loại bỏ ngay để tránh việc ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của nước ngoài về với Thanh Hóa", ông Đệ cho biết .

Vậy nhiều câu hỏi được đặt ra đó là: Công ty Thanh Bình chỉ là một Công ty mới thành lập được 12 ngày nhưng vì sao lại dám đứng ra xin "phá ngang" dự án vào “phút chót”? Phải chăng Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa có "ưu ái" cho Cty Thanh Bình?!.  

Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Duy Duẩn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu