15:50 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa: Cần điều tra làm rõ ai là người đứng sau Cty "ma" Thanh Bình?

07:23 05/10/2019

(THPL) - Liên quan đến Dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP.Thanh Hóa và các vùng phụ cận bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hungari từ năm 2017 đến nay đang chuẩn bị triển khai thì gặp Công ty ma có tên Công ty Đầu tư XNK Thanh Bình đứng ra phá ngang dự án. Vậy đứng sau Cty này là ai? Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc điều tra làm rõ, tránh bức xúc dư luận về “Dự án thật bị Cty ma nuốt”?

Dự án lớn lại được Sở Kế hoạch Đầu tư "hăng hái" tạo điều kiện cho tư nhân

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.260 tỷ đồng, trong đó vốn ODA khoảng 1.031 tỷ đồng. Trong 1.031 tỷ đồng này, vốn vay ODA được ngân sách trung ương cấp phát là hơn 825,4 tỉ đồng, vốn vay ODA do ngân sách tỉnh vay lại là 206,3 tỷ đồng. Vốn đối ứng từ ngân sách trung ương và địa phương khoảng 228 tỷ đồng. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2018 đến năm 2020, giai đoạn thực hiện dự án từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2024.

Văn bản đề nghị thực hiện Dự án bằng nguồn vốn tư nhân của Cty Cổ phần Đầu tư XNK Thanh Bình.

Dù cho Dự án này đã được Văn phòng Chính phủ có văn bản đề xuất Dự án sử dụng vốn vay ODA Hungari do Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, Mai Tiến Dũng ký ngày 23/9/2017 có ý kiến: Đồng ý đề xuất Dự án “Xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP. Thanh Hóa và các vùng phụ cận” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hungari thì người dân sẽ được hưởng lợi, Nhà nước có thể điều hành được giá nước thô theo diễn biến của thị trường, đảm bảo được an sinh xã hội, tránh được tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh còn nếu để cho tư nhân thì chắc chắn người dân sẽ phải chịu giá nước biến đổi theo cơ chế thị trường và chi phí giá nước sẽ đổ hết lên đầu người dân nghèo của tỉnh Thanh Hóa.

Nhiều văn bản của các Bộ ngành và tỉnh Thanh Hóa là thống nhất chủ trương vay vốn ODA để thực hiện dự án.

Trước những thuận lợi nêu trên từ trung ương vào ngày 28/12/2017, Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận của Ban Thường trực Tỉnh ủy tại Văn bản số 268-LK-TU về chủ trương đầu tự Dự án đó là: “Thống nhất đề UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án theo đề nghị của Ban cán sự đảng UBND tỉnh tại Công văn số 204/BCS-UBND ngày 4/12/2017”.

Đồng thời, đến 6/2018, Văn phòng Chính phủ lại có văn bản số 5372/VPCP-QHQT nêu ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh: “Giao Bộ kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn tất hồ sơ, đảm bảo tranh thủ được nguồn vốn ODA của Chính phủ Hungari trong thời gian còn hiệu lực của Hiệp định khung tài trợ đã ký giữa hai Chính phủ, trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt”.

Liên quan đến vấn để này, PV báo Thương hiệu và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông, nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa được ông Cuông cho biết, Trong cuộc sống có 2 sản phẩm thiết yếu đối với người dân đó là nước và điện, hai cái này cần có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước để cho người dân được hưởng lợi. Nếu làm dự án đường ống nước sạch mà vay được vốn ODA lên đến 26 năm thì quá yên tâm, còn nếu để anh tư nhân mà độc quyền nước thì hiểm họa chưa biết sẽ thế nào, bởi lẽ nếu để cho một Cty mới thành lập được 12 ngày làm dự án thì có khác gì “tay không bắt giặc” sau này giá nước sẽ đẩy lên trời và người dân sẽ phải oàn mình gáng chịu, nếu như không có dự án vay vốn của ODA thì phải tìm hướng tư nhân và nhà nước cùng làm nhưng đây có rồi mà tỉnh và các ban ngành của Thanh Hóa mà cho tư nhân làm thì đó đúng là “sân sau” chứ còn gì nữa, ông Cuông nhấn mạnh.

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa trao đổi sự việc với PV Thương hiệu và Pháp luật.

Cũng theo ông Cuông cho biết, việc một Cty mới toanh, vừa được thành lập mà lại được Sở KHĐT tỉnh Thanh Hóa có đề xuất cho Cty này thì rõ ràng dư luận sẽ đặt ra nghi ngờ là ở đây có lợi ích nhóm, nếu để cho đơn vị này làm thì hậu quả chưa biết sẽ thế nào? việc Sở KH&ĐT lại “hăng hái” tạo điều kiện cho tư nhân thì đó là lợi ích nhóm, sân sau, lừa đảo nên tỉnh Thanh Hóa cần phải cảnh giác, đi sâu làm rõ xem Cty Thanh Bình là của ai, để trả lời rõ ràng và rành mạch trước công luận chứ không thể để có dư luận xấu về lợi ích nhóm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh như thế được. Nếu vay vốn của ODA sẽ được nhà nước, Chính phủ thẩm định kỹ, chắc chắn giá nước “sẽ mềm” để người dân được hưởng lợi và việc vay vốn của nước ngoài sẽ mang tính chất khách quan của dự án đầu tư công và chắc chắn dự án sẽ là niềm hân hoan của người dân tỉnh Thanh Hóa, ông Cuông nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa bức xúc cho biết: Việc Cty mới thành lập có 12 ngày, thì lấy đâu ra báo cáo tài chính, uy tín, năng lực mà lại đề xuất làm dự án lớn như vậy. Theo tôi, đây khả năng là Cty “sân sau” không rõ nguồn gốc, thiếu minh bạch vì lợi ích cá nhân cần phải loại bỏ ngay để tránh việc ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của nước ngoài về với Thanh Hóa", ông Đệ nhấn mạnh.

Vậy là hàng loạt các văn bản của Văn Phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đều thống nhất xây dựng Xây dựng hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 TP.Thanh Hóa và các vùng phụ cận bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hungari là có lợi cho người dân và được nhiều chuyên gia đồng tình nên cần nhanh chóng triển khai theo đúng kế hoạch để đảm bảo tranh thủ được nguồn vốn ODA của Chính phủ Hungari trong thời gian còn hiệu lực của Hiệp định khung tài trợ đã ký giữa hai Chính phủ, trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt.

Cần làm rõ ai là người đứng sau Cty Thanh Bình?

Là Dự án lớn, có ý nghĩa về mặt xã hội đối với người dân tỉnh Thanh Hóa khi đang được đưa vào giai đoạn cuối cùng thì bỗng Cy Đầu tư XNK Thanh Bình, một Cty mới thành lập được 12 ngày và có “trụ sở ma” lại có đề xuất xin Dự án mà cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa đang mạnh mẽ vào cuộc theo chỉ đạo của trung ương để Dự án sớm được thực hiện.

Thì bỗng nhiên phải dừng lại để xem xét lại do vướng văn bản số 5122/SKHĐT-KTĐN về việc rà soát khả năng tham gia của khu vực tư nhân thực hiện Dự án của Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa với lý do trước đó vào ngày 22/7/2019, Cty CP đầu tư XNK Thanh Bình đã có hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trùng với dự án tỉnh Thanh Hoá đang được các ban nghành chức năng triển khai.

Trụ sở của Cty Cổ phần Đầu tư XNK Thanh Bình chỉ là cửa hàng bán quần áo và mới thành lập đưuọc 12 ngày đã đứng ra xin dự án hơn 1.200 nghìn tỷ là điều bất thường cần được cơ quan chức năng làm rõ ai đứng sau Cty này.

Với việc này Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án và cấp 2 tỷ đồng lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã trình Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Khi nhận được văn bản, UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT chủ trì thực hiện tham vấn các sở, ngành, địa phương về việc thực hiện dự án nước thô chuỗi đô thị dọc quốc lộ 47 TP Thanh Hóa và các vùng phụ cận. 

Tuy nhiên khi nhiều sở, ngành đã có văn bản không đồng ý, chưa có cơ sở xem xét vì nhà đầu tư chưa chứng minh được năng lực tài chính và tính hiệu quả của dự án… Những ý kiến đóng góp của Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng là vậy, nhưng Sở KH&ĐT lại có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh chưa có cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cho Cty Thanh Bình, và sau đó KH&ĐT vẫn “cố đấm ăn xôi” đề nghị UBND tỉnh báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy xem xét về, quyết định về hình thức đầu tư, nguy cơ dự án vốn vay phải rẽ theo một hướng khác, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm chậm trễ việc thực hiện các bước của dự án vốn vay của Hungary.

Sở kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa nơi có văn bản đề nghị tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương của Cty Thanh Bình thời gian gần đây cũng dính nhiều lùm xùm.

Theo văn bản do ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đóng góp cho Sở KH&ĐT có nêu: hiệu quả tài chính của dự án của Cty Thanh Bình tại (phụ lục 2, trang 8), các yếu tố chi phí đầu tư, thời gian vận hành khai thác, giá bán nước thô năm 2022 khi dự án đi vào khai thác là 3.200 đồng/m3 và tăng với biên độ 2 năm một lần là 18,24%. Việc đưa ra giá nước thô để tính toán hiệu quả kinh tế dự án là chưa có cơ sở, bởi vì giá bán nước thô phải được thỏa thuận với các đơn vị dùng nước thì mới có cơ sở thực hiện. Nếu nhà đầu tư bán nước thô với giá đề xuất như vậy thì giá nước sạch năm 2022 ở TP Thanh Hóa sẽ là 15.000 đồng/m3, cao hơn hiện nay khoảng 5.500 đồng/m3 (tăng hơn 50%) và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo, gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực đến kinh tế xã hội của tỉnh.

Văn bản của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa khẳng định về giá bán, sản lượng nước tiêu thụ nước thì dự án của Cty Thanh Bình sẽ khó có tính khả thi...

Ngoài ra, việc bỏ lỡ cơ hội nhận tài trợ ODA cũng sẽ ảnh hưởng đến vận động ODA cho các dự án khác của tỉnh Thanh Hóa. Hơn nữa, với việc sử dụng nguồn vốn ODA, tỉnh Thanh Hóa chỉ phải vay lại một phần, góp phần giảm giá thành nước thô, duy trì được giá thành sản xuất nước sạch nằm trong khả năng chi trả của người dân.

Như vậy Dự án đã được thống nhất cao từ trung ương cho đến địa phương sẽ tiến hành vay vốn ODA nhằm thực hiện Dự án để tận dụng tiếp nhận hết nguồn vốn vay ODA với thành tố ưu đãi cao của cơ quan phát triển đã được Chính phủ Việt Nam và Hungari đã ký kết trước đó.

Được biết trước đó tại tỉnh Nghệ An thời gian gần đây, dư luận đang nóng lên về việc cung cấp nước thô để sản xuất nước sạch phục vụ cho nhân dân, trong đó mâu thuẫn chính vẫn là việc cạnh tranh giá nước không lành mạnh. 

Các cơ quan báo chí đã đưa tin phân tích Công ty tư nhân là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước Sông Lam (thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Lộc) xây dựng dự án Trạm bơm nước Sông Lam với tổng mức đầu tư theo doanh nghiệp này kê khai là 496 tỉ đồng, ký kết bán giá nước thô cho Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An với mức giá nước thô là 1.950 đồng/m3, từ đó đẩy giá nước sạch lên cao, làm người dân phải bỏ tiền mua nước sinh hoạt với giá cực cao khiến dư luận bất bình.

Tỉnh Thanh Hóa cũng cần nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh Thanh Hóa còn là một tỉnh nghèo, việc Cty Thanh Bình có được dự án sẽ đưa ra giá nước cao, người dân sẽ khổ nên việc để nhà nước đầu tư dự án này bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Hungari với lãi suất thấp, ưu đãi trong nhiều năm thì người dân sẽ được hưởng lợi, mua nước với giá thấp, đảm bảo được an sinh xã hội giúp người dân sớm thoát nghèo ổn định cuộc sống.  

Vậy Công ty Thanh Bình chỉ là “Công ty ma” nhưng lại đứng xin dự án vào “phút chót” và lại được Sở KH&ĐT “bật đèn xanh” như vậy có quá nhiều điều bất thường, rất cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ Cty Đầu tư XNK Thanh Bình là Cty ma nào, do ai đứng sau Cty này để đứng ra xin dự án vào phút chót như vậy, có lợi ích nhóm trong việc xin dự án này hay không?

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin về việc này!

Duy Duẩn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu