Sở GD&ĐT TP. HCM đề xuất phương án mở cửa trường học
(THPL) - Khi các quận, huyện và TP. Thủ Đức được xác định là an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí chung của TP. HCM, UBND cấp quận xây dựng kế hoạch mở cửa trường học, cho học sinh trở lại trường.
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện
» Bộ GD&ĐT đề nghị miễn giảm cước internet cho học sinh, sinh viên
» TP.HCM đề xuất hỗ trợ thiết bị học online cho 72.000 học sinh nghèo
» Hà Nội: Phụ huynh đau đầu với việc học sinh học online mùa dịch
Báo Người Lao động đưa tin, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND thành phố về phương án mở cửa trường học, cho học sinh trở lại trường tại các địa phương được xác định an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, khi các quận, huyện và TP. Thủ Đức được xác định là an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí chung của thành phố, UBND cấp quận xây dựng kế hoạch mở cửa trường học với một số yêu cầu cơ bản.
Cụ thể: Các địa phương phải được xác định là an toàn trong phòng chống dịch Covid-19; cơ sở giáo dục được đánh giá an toàn theo Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong trường học. Đội ngũ giáo viên phải được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trước ngày đến trường ít nhất 2 tuần. Chỉ tổ chức học trực tiếp cho những học sinh trong địa phương và trên tinh thần tự nguyện. Đồng thời, vẫn tiếp tục tổ chức tốt dạy - học trên môi trường internet, qua truyền hình… để đáp ứng yêu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.
Để có thể mở cửa trường học, Sở GD-ĐT TP. HCM xây dựng các kịch bản: Rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục, có phương án bổ sung, hợp đồng tạm nhằm đảm bảo đủ để hoạt động trở lại, nhất là đối với cơ sở giáo dục mầm non.
Địa phương đảm bảo việc chích vắc-xin cho đội ngũ giáo viên. Chỉ những giáo viên được chích ngừa vắc-xin Covid-19 trước 2 tuần mới được vào trường và tạo điều kiện để giáo viên di chuyển từ nhà đến trường làm việc, nhất là với những người ngoài địa phương. Giáo viên chưa đủ điều kiện an toàn có thể được bố trí hỗ trợ hoạt động dạy – học trên môi trường internet.
Riêng đối với giáo dục mầm non, tham mưu UBND TP. HCM ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 cho địa phương và thực hiện mở cửa đồng loạt trên địa bàn. Trong đó, trường học ưu tiên chỗ học cho trẻ mẫu giáo và chỉ nhận giữ trẻ trong địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập hoạt động đúng quy định, đảm bảo an toàn.
Thời gian đầu, các trường mầm non không tổ chức ăn sáng; bố trí thời gian đưa, đón trẻ lệch giờ. Sau mỗi tuần, Phòng GD-ĐT đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND quận - huyện điều chỉnh phương án theo hướng mở dần đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ (có thể tổ chức cho trẻ ăn sáng theo nhu cầu đăng ký của phụ huynh).
Đối với giáo dục phổ thông và thường xuyên, các địa phương sẽ tận dụng tối đa khoảng "thời gian vàng", ưu tiên các lớp nhỏ 1, 2, đầu cấp và cuối cấp. Từng trường sẽ xây dựng phương án đi học lại cụ thể, căn cứ điều kiện cụ thể (tiến độ sửa chữa cơ sở vật chất, nhân sự…).
Trong khi đó, các trường tiếp tục duy trì tốt việc dạy - học trên môi trường internet, qua truyền hình… để đáp ứng nhu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp (ngoài địa phương) cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.
Thời gian đầu, trường học chia nhỏ lớp, chỉ bố trí học 1 buổi, ưu tiên các lớp 1, 2, 9, 12 đi học trước, sau đó đến các lớp đầu cấp và cuối cấp 5, 6, 10… Sau mỗi tuần, nhà trường đánh giá độ an toàn và các điều kiện để trình cơ quan quản lý (phòng GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT) điều chỉnh phương án theo hướng mở dần.
Theo kịch bản đề xuất của Sở GD-ĐT TP. HCM, phương án tổ chức cho học sinh trở lại trường học ưu tiên khối ngoài công lập do không vướng việc tham gia phòng chống dịch. Những cơ sở giáo dục ngoài công lập đảm bảo được các điều kiện an toàn có thể bố trí nội trú cho giáo viên và học sinh ngoài địa phương theo phương án "3 tại chỗ" để tổ chức dạy - học trực tiếp.
Riêng các cơ sở giáo dục ngoại ngữ - tin học, tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài nhà trường…, mở cửa sau khi các địa bàn lân cận cũng đã an toàn.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TP. HCM, để mở cửa trở lại các ngành hoạt động, phục hồi kinh tế, cần tính toán cho học sinh quay lại trường. Đây là điều kiện rất quan trọng, giúp các địa phương sớm ổn định, để người lớn yên tâm đi làm. Việc tận dụng "khoảng thời gian vàng" để học sinh được học trực tiếp vừa là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục vừa là điều kiện cơ bản để ổn định xã hội.
Thêm vào đó, hiện nay, các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là bậc mầm non, đang vô cùng khó khăn. Nhiều đơn vị đã ngưng hoạt động. Các địa phương đang đối diện khó khăn cả về trường lớp (sử dụng để phòng chống dịch) lẫn đội ngũ (chưa tuyển dụng được; cán bộ, giáo viên bị nhiễm hoặc bị phong tỏa do Covid-19, bỏ nghề…). Nhiều học sinh gặp khó khăn, thiếu điều kiện để học trực tuyến...
Trước đó, theo Báo Sài Gòn giải phóng, UBND TP. HCM vừa có chỉ thị khẩn về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP. Theo đó, năm học 2021-2022 được thực hiện với mục tiêu “Giáo dục TPHCM vượt qua đại dịch, vững vàng phát triển”.
Chỉ thị nhấn mạnh, TP. HCM đang khởi đầu năm học mới trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, hệ thống chính trị và nhân dân thành phố nỗ lực quyết tâm phát huy sức mạnh của tập thể để kiểm soát dịch Covid-19.
Với mục tiêu “Giáo dục TP. HCM vượt qua đại dịch, vững vàng phát triển”, UBND TP. HCM yêu cầu các sở, ban, ngành TP, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học.
Trong đó, toàn ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ các chương trình, giải pháp thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương, tăng cường các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn trường học, nhất là trong tình hình dịch bệnh.
Lâm Tới (T/h)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- giá sắt hòa phát giá tốt cho siêu thị
- 4000 từ vựng ielts
- Voices pdf
- viết essay thuê