13:31 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Quy tắc xuất xứ hàng hóa khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó

08:25 11/07/2022

(THPL) - Dù các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực đang là yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu, tuy nhiên, một số đơn vị xuất khẩu thủy sản cho rằng, cần tháo gỡ những vướng mắc về quy tắc xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại.

Báo Hải quan đưa tin, theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, các doanh nghiệp Việt Nam đã linh hoạt, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường, tận dụng được lợi thế từ các FTA. Đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), có tác dụng xúc tác, kích thích lớn nhất, tăng doanh số xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu đi EU ngày càng nhiều. Cùng với đó Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã tạo ra động lực tăng trưởng mới cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam với những thuận lợi về thương mại, ưu đãi thuế quan mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho hàng loạt mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam vào thị trường Anh giàu tiềm năng.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tại EU hồi phục sau dịch COVID-19, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ đẩy mạnh XK thủy sản sang thị trường này. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu sang EU thêm khởi sắc. Xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng tăng trưởng cao 45%, đạt gần 562 triệu USD.

Bên cạnh việc tận dụng tốt các FTA khi xuất khẩu thủy sản sang các thị trường, theo phản ánh của VASEP, các doanh nghiệp phải nhập khẩu một phần lớn nguyên liệu cá ngừ cho chế biến xuất khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu khác.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa khiến doanh nghiệp thủy sản gặp khó. Ảnh: Internet

Trước những khó khăn, vướng mắc này của doanh nghiệp hải sản, ngày 24/6/2022, VASEP đã gửi công văn tới Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) kiến nghị một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa (XXHH). Theo VASEP, nếu vấn đề được tháo gỡ sẽ giúp các DN hải sản, đặc biệt là DN cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại.

Theo đó, VASEP đã đề nghị Cục Xuất nhập khẩu xem xét đưa vào nội dung dự kiến thảo luận tại các FTA trong thời gian tới về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ như sau:

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ, cần tiến tới cơ chế cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để giảm bớt các thủ tục hành chính và đề cao tính trách nhiệm cho các doanh nghiệp.

Về hình thức chứng nhận xuất xứ: sớm triển khai các chứng nhận xuất xứ điện tử, kể cả chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tự chứng nhận trên hệ thống điện tử chung thông qua chữ ký số của doanh nghiệp.

Quy định về xuất xứ hàng hoá, mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài khối FTA để sản xuất và xuất khẩu vào các quốc gia trong khối FTA.

Tiêu chí xuất xứ tại danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): Cần thiết mở rộng thêm tiêu chí chuyển đổi mã HS.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu