05:57 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Quốc hội sẽ chốt phương án tăng tuổi nghỉ hưu, miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế

09:17 18/11/2019

(THPL) - Trong tuần làm việc thứ 5, Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bằng hình thức bỏ phiếu kín và chốt phương án tăng tuổi nghỉ hưu.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thông qua chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong tuần này Quốc hội thông qua nhiều dự án luật quan trọng, đặc biệt sẽ miễn nhiệm đối với Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. (Ảnh: Ngọc Thắng)

Cụ thể, ngày thứ Tư (20/11), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua bộ luật Lao động sửa đổi; thông qua luật Thư viện vào ngày 21/11; cùng chiều 22/11 Quốc hội tiến hành thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của tuật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Lực lượng dự bị động viên và luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Đáng lưu ý, trong ngày thứ Sáu (22/11), Quốc hội sẽ thực hiện công tác nhân sự. Trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo Vietnamnet, Quốc hội thành lập ban kiểm phiếu và miễn nhiệm ủy viên UB Thường vụ QH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định; phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Lý do Quốc hội miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tiến là bởi bà đã đến tuổi nghỉ hưu. Trước đó, bà Tiến cũng được phân công đảm nhiệm chức vụ mới là Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Cũng trong tuần này, QH thông qua một số luật, trong đó có bộ luật Lao động (sửa đổi); luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương; luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam...

Riêng bộ luật Lao động sửa đổi, theo báo cáo về một số nội dung lớn của dự luật này, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, ngoài phương án tăng tuổi hưu, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ rà soát bước đầu 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm căn cứ để xác định nhóm người lao động được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn.

Chính phủ cũng đề xuất mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa lên 400h/năm. Đồng thời, quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400h/năm.

Về giờ làm việc, Chính phủ thống nhất cao với tiếp thu giải trình của UB Thường vụ QH, trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định hiện hành nhưng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm xuống dưới 48h/tuần.

Về việc bổ sung thêm ngày nghỉ lễ, tết, Chính phủ thống nhất trình QH xem xét bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là 28/6 - ngày gia đình Việt Nam.

Minh Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu