10:13 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Quảng Nam: Tạm thời ngừng sử dụng thuốc gây tê do Ba Lan sản xuất

Thanh Thanh (tổng hợp) | 19:12 21/11/2019

(THPL) - Ngành y tế Quảng Nam tạm ngừng sử dụng thuốc Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy - loại thuốc nghi có liên quan đến vụ một sản phụ chết, một nguy kịch ở Đà Nẵng.

Theo báo điện tử VTC, chiều 21/11, Sở Y tế Quảng Nam cho biết vừa có văn bản gửi các đơn vị y tế công lập và các bệnh viện đa khoa ngoài công lập về việc tạm ngừng sử dụng thuốc Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy.

Theo nội dung văn bản, từ ngày 22/10 đến 17/11, TP Đà Nẵng có một sản phụ thiệt mạng, một trường hợp nguy kịch khi gây tê bằng thuốc Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy do Ba Lan sản xuất. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPCI – Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra, Sở Y tế Quảng Nam đề nghị tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm thời ngừng sử dụng thuốc trên, trong thời gian chờ kết quả trả lời mẫu kiểm nghiệm thuốc.

Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng - nơi các sản phụ thương vong. (Ảnh: VTC)

Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho sản phụ, các đơn vị y tế cần lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn, khẩn trương gửi về Trung tâm DI&ADR quốc gia, đồng thời gửi Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Vụ Sức khỏe Bà mẹ, Trẻ em.

Theo báo Lao động, trước đó, ngày 20/11, báo chí phản ánh trường hợp sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng có một trường hợp tử vong, một trường hợp nguy kịch trọng việc gây tê bằng thuốc Bupivacain do Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI – Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng.

Sở Y tế Quảng Nam yêu cầu các đơn vị y tế công lập, các bệnh viện đa khoa ngoài công lập ngừng sử dụng thuốc Bupivacain (công ty CP Dược phẩm Trung ương – Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng) trong thời gian chờ kết quả trả lời mẫu kiểm nghiệm thuốc này của Viện Kiểm nghiệm Trung ương.

Các cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện việc sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.

Đối với trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ, cần chỉ đạo đơn vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn, khẩn trương gửi về Trung tâm DI-ADR quốc gia, đồng thời gửi Cục Quản lý Dược, Cụ Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Sở này yêu cầu các đơn vị tuân thủ phác đồ, quy trình, quy định chuyên môn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh, giảm thiểu tai biến và sự cố y khoa xảy ra.

Trước đó, ngày 17/11, Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng tiếp nhận hai sản phụ. Cụ thể, sản phụ V.T.N.S (33 tuổi, trú quận Cẩm Lệ), mang thai 38 tuần 3 ngày trong trạng thái chuyển dạ, thai to, đa ối.

Đến 11h20 phút cùng ngày, các bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống, mổ lấy thai nhi với sản phụ S. Tuy nhiên, đến cuối ca mổ, bệnh nhân có biểu hiện duỗi thẳng 2 chi dưới từng cơn, mạch tăng nhanh nên được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng. Tuy nhiên, đến khoảng 20h cùng ngày, sản phụ tử vong.

Trường hợp thứ hai là sản phụ N.T.H (33 tuổi, trú quận Liên Chiểu), mang thai 37 tuần 1 ngày, nhập viện lúc 10h50 trong tình trạng chuyển dạ. Đến 15h ngày 17/11, sản phụ được đưa vào phòng mổ.

Sau khi gây tê tủy sống, bệnh nhân có các triệu chứng giống sản phụ S như biểu hiện tê, đau vùng mông, khó chịu, bứt rứt nên các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Đà Nẵng.

Tại đây, sau khi mổ lấy cháu bé ra ngoài, sản phụ H được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực - chống độc trong tình trạng nguy kịch.

Thanh Thanh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu