09:47 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Quảng Bình: Thầy giáo vượt hàng nghìn km vào Nam vận động học sinh trở lại trường

10:45 20/01/2022

(THPL) - Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa (xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) hằng ngày đều vào bản vận động học sinh tới trường, đặc biệt, nhiều lần phải lặn lội vào các tỉnh phía Nam "bắt" học sinh trở lại trường học.

Những ngày sát Tết cổ truyền, chúng tôi có chuyến công tác ngược lên miền núi huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) những ngày cuối năm, VP Thương hiệu và Pháp luật có dịp trò chuyện với giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa (xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình).

"Bắt" học sinh người Mã Liềng đến trường

Có mặt tại một ngôi trường huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Bình với hai cấp học trong một ngày trời đông giá lạnh của những ngày giáp tết. Khi chúng tôi tiếp cận được điểm cần đến. Ập vào mắt chúng tôi là hình ảnh thầy và trò nới đây hăng say trong công tác giảng dạy và học tập. Mặc dù các em học sinh nơi đây đã phần là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống đang gặp nhiều khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.

Chia sẻ với PV, thầy Nguyễn Hữu Tâm – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa, cho biết: "Toàn trường hiện có 268 em học sinh, từ khối 1 đến khối 9. Học sinh ở đây chủ yếu là người Mã Liềng, một trong những dân tộc ít người, cuộc sống của của các em rất khó khăn".

Gian nan con đường đến trường kiếm con chữ của cô trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Cũng theo thầy Nguyễn Hữu Tâm, vì cuộc sống khó khăn, không có động lực học tập cùng với việc không mặn mà con chữ của phụ huynh nên các em học sinh thường bỏ học đi làm rẫy.

Để duy trì sĩ số và đạt chuẩn phổ cập giáo dục, hằng ngày, giáo viên nhà trường phải thức dậy từ 4 - 5 giờ sáng vào từng bản gọi các em đến trường. Chuyện thầy cô lội suối, cắt rừng lên rẫy hay ở dầm cả tuần trong bản để "bắt" học trò về lớp không phải hiếm.

"Chúng tôi dùng từ "bắt" vì việc vận động các em tới trường vô cùng vất vả. Tiếng xe máy của giáo viên các em quen hết nên khi nghe tiếng xe của thầy, cô chạy đến là các em lẻn vào rừng trốn ngay. Bố mẹ các em cũng không hợp tác, cứ bảo: "Cha mẹ có học đâu mà con học, để nó ở nhà làm rẫy, bẫy thú", thầy Tâm nói.

Thầy Nguyễn Hữu Tâm – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa cùng các em Học sinh

"Việc "bắt" học sinh khó nhất là khi các em bỏ học vào các tỉnh phía Nam để làm công nhân. Đặc biệt, các em học sinh lớp 8, lớp 9 thường vào dịp trước và sau tết Nguyên Đán là bỏ học rồi theo anh chị đi trước vào Nam làm ăn". Thầy Tâm chia sẻ

"Những năm qua, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong và ngoài tỉnh đã 3 lần đi "bắt" học sinh đang làm công nhân ở các tỉnh phía Nam quay về tham gia học tập. Có lần đi bắt học sinh bằng xe khách nhưng khi trở về phải vay mượn tiền mua vé may bay cho các em để bay về cho kịp giờ thi", thầy Tâm chia sẻ.

Vào Nam "bắt" 8 học sinh trở lại trường

Thầy Nguyễn Hữu Tâm, cho biết: "Lần "bắt" học sinh nhiều nhất là 8 em, khi đó các em đã vào TPHCM, Bình Dương, Bình Phước để làm công nhân. Nhà trường phải phối hợp với chính quyền địa phương cử thầy Hoàng Ngọc Lâm và một công an xã vào tận chỗ làm "bắt" các em về".

Trò chuyện với PV, thầy Hoàng Ngọc Lâm – giáo viên thể dục Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa, cho biết: "Tôi giảng dạy ở trường này mười mấy năm rồi. Học sinh ở đây chủ yếu người dân tộc Mã Liềng, tôi rất thương và thân với các em".Theo thầy Hoàng Ngọc Lâm, thường cứ dịp tết Nguyên Đán xong, các em học sinh lớp 8, lớp 9 nghe theo lời rủ rê của mấy anh chị lớn tuổi là xách ba lô vào Nam làm công nhân. 

Một em học sinh tự ý bỏ học không đến trường, khi biết các thầy cô giáo đến thì trèo lên vách nhà để trốn

"Tôi nhớ vào năm 2019, lúc đó có 8 em học sinh lớp 9 bỏ học vào Sài Gòn, Bình Dương, Bình Phước làm công nhân. Lần đó, tôi với một anh công an xã vào "bắt" các em về.

Qua liên hệ điện thoại với mấy học trò cũ làm công nhân ở trong đó, sau 5 ngày tôi vận động được 7 em học sinh trở về quê cùng anh công an xã. Một em chưa tìm được, tôi phải ở lại liên lạc, vận động em trở về", thầy Lâm kể lại.

Một lớp học khoảng 10m2 được dựng lên đơn sơ

Thầy Hoàng Ngọc Lâm cho hay: "Đó là lần đầu tiên tôi vào TPHCM, đường đi không biết, tôi phải tìm sự hỗ trợ của các học trò cũ, vì tôi biết rằng, chính các em đó đã rủ rê đi làm. Sau nhiều ngày liên lạc, tôi mới biết rằng, em còn lại đang làm rẫy ở tỉnh Bình Phước".

"Khi tôi gọi điện thoại, em kia không nghe máy, sau tôi phải nhờ anh bạn người Thanh Hóa gọi điện hẹn em xuống Sài Gòn làm với mức lương cao thì em đó mới bắt xe xuống. Gặp tôi, em bất ngờ, tính bỏ đi nhưng tôi vận động phải quay về để tiếp tục việc học, kiếm cái bằng rồi đi học nghề.

Vì tôi biết rằng, để thay đổi số phận của các em học sinh Mã Liềng ở đây, chỉ có việc học mới mang lại tri thức và thành công cho các em và thế hệ mai sau", thầy Tâm bày tỏ.

"Nhà trường có bán trú, các em học sinh được hỗ trợ chế độ 3 bữa ăn/ngày. Để thay đổi nhận thức của thế hệ con em người Mã Liềng về việc học, đòi hỏi sự miệt mài và tâm huyết của người gieo con chữ. Chúng tôi hiểu rõ điều đó và cố gắng phấn đấu từng ngày, từng năm học", thầy Nguyễn Hữu Tâm – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa.

Bài và ảnh: Cảnh Hoa

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu