12:58 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Quảng Bình: Giải pháp nào cho công tác dạy và học “thời” Covid – 19

16:34 07/09/2021

(THPL) – Khi dịch bệnh Covid – 19 đang lây lan nhanh và diễn biến rất phức tạp. Quảng Bình cũng như bao địa phương khác đang tìm cách đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học. Thế nhưng đây là một bài toán rất khó giải cho ngành Giáo dục tại địa phương này.

 

Trước diễn biến khó lường của đại dịch covid – 19 đang lây lan trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, công tác phòng, chống dịch được Đảng, Nhà nước ta đang ưu tiên hàng đầu. Xu thế sống và làm việc chung với đại dịch đang được tính đến. Công tác dạy và học ở mọi khối, mọi trường, mọi địa phương theo phương thức dạy học Online, qua các kênh Truyền hình bằng khoa học công nghệ là một lựa chọn tối ưu và bất khả kháng.

Để công tác dạy và học qua các kênh Truyền hình, Online,  đạt hiệu quả cao. Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng nhiều kế hoạch, phương án cũng như ban hành nhiều công văn, văn bản nhằm đưa ra một phương án tốt nhất, phù hợp nhất cho ngành Giáo dục nước nhà.

Điểm trường Bản Chuối của trường THCS Lâm Hóa, Tuyên Hóa. Ảnh: Cảnh Hoa

Quảng Bình là một trong những địa phương đang phải đối mặt với đại dịch covid – 19. Địa phương này đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chung tay phòng, chống dịch. Bên cạnh đó Tỉnh ủy, UBND của địa phương cũng đặc biệt quan tâm đến công tác giảng dạy khi mà mùa khai giảng đã đến. Thế nhưng ngành giáo dục ở tỉnh này đang loay hoay chưa tìm ra được một phương án tối ưu, thích hợp với tình hình kinh tế, văn hóa truyền thống…để đưa ra một quyết sách tốt nhất cho công tác dạy và học ở nơi đây. Khiến các bậc phụ huynh và học sinh nơi đây không khỏi lo lắng và bất an.

Sau khi nhận được các công văn, văn bản của cấp trên gửi về cho địa phương nói chung và ngành Giáo dục nói riêng. Thì chính quyền nơi đây cũng đã có nhiều buổi làm việc cũng như có các văn bản chỉ đạo, yêu cầu ngành Giáo dục chủ động tìm ra phương án tốt nhất, phù hợp nhất với tình hình của địa phương để áp dụng công tác giảng dạy và học tập.

Đây là một trong những phòng học của trường THCS xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Cảnh Hoa

Mặc dù từ UBND xuống đến sở GDĐT đã ban hành nhiều quyết định, công văn, thông báo về phương thức giảng dạy trong tình hình mới. Nhưng không hiểu vì sao sau một quyết định hay một văn bản được ban hành lại nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí phản ứng gay gắt từ dư luận xã hội nhất là các bậc phụ huynh khiến cho UBND tỉnh cũng như sở GD&ĐT phải thu hồi, sửa, đổi các văn bản quy phạm pháp luật một cách miễn cưỡng. Cho đến thời điểm này ngành Giáo dục nơi đây vẫn chưa có phương án dạy và học cụ thể cuối cùng. Mặc dù ngày khai giảng năm học mới đã trôi qua khiến hàng vạn học sinh, phụ huynh nơi đây vô cùng lo lắng.

Cụ thể, Ngày 30 tháng 8 năm 2021 Bộ trưởng Bộ GDĐT có công điện số 848/ CĐ-BGDĐT V/v tổ chức khai giảng và chuẩn bị cho năm học mới trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

Tại công điện Bộ GD&ĐT cũng đã nêu rõ các tỉnh, thành xem xét và căn cứ vào tình hình dịch bệnh để có  những phương án khai giảng cũng như giảng dạy và học tập phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương trong tình hình mới.

Sau khi UBND tỉnh cũng như sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình ban hành hàng loạt các quyết định về việc chuẩn bị khai giảng năm học mới và lên kế hoạch, phương án dạy và học bằng hình thức Online trực tuyến cũng như qua các kênh Truyền hình.

Tuy nhiên, khi văn bản được ban hành ra đã vấp phải phản ứng trái chiều của dư luận xã hội cũng như phản kháng của một bộ phận không nhỏ của các bậc phụ huynh. Trước khi sở này đưa ra các quyết định liệu đã làm công tác khảo sát tình hình thực tế với hoàn cảnh kinh tế gia đình, địa phương chưa? Và đã khảo sát thì kết quả ra làm sao? Hay chỉ là trên văn bản? Bởi trên thực tế Quảng Bình là một trong những tỉnh khó khăn nhất trên cả nước.

Theo bản đồ địa giới thì Quảng Bình hiện có 6 Huyện, 1 Thị xã, 1 Thành phố. Trong đó có 2 huyện miền núi là Minh hóa và Tuyên Hóa. Ngoài 2 huyện miền núi thì huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy cũng có rất nhiều xã, trường ở nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn về đời sống cũng như công tác dạy và học. Dư luận cũng như các bậc phụ huynh nơi đây cho rằng khi đời sống của nhân dân đang phải đối mặt với bát cơm, manh áo hàng ngày thì tiền đâu ra họ mua sắm các trang thiết bị như máy tính, tivi, điện thoại thông minh hay lắp mạng Wifi và Truyền hình cáp để phục vụ cho con cái học?!

Trên thực tế thì UBND tỉnh và sở GD&ĐT tỉnh này đang có những văn bản, quyết định cụ thể cho việc khai giảng và học tập qua Online. Tuy nhiên trước những phản ứng đó cả UBND lẫn sở GĐ&ĐT đã phải ra những văn bản lùi, thay đổi thời gian dạy và học khiến cho dư luận càng thêm hoang mang.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình thống nhất thời gian tổ chức dạy học đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên bắt đầu từ ngày 20/9. Riêng đối với lớp 9 và lớp 12, ngành giáo dục, các địa phương và đơn vị trường học cần nghiên cứu áp dụng hình thức dạy học thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, tổ chức từ ngày 6 đến ngày 20/9.

Tỉnh Quảng Bình cũng giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh căn cứ tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn và điều kiện của học sinh các vùng, miền, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để có hình thức dạy học phù hợp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Công văn điều chỉnh thời gian dạy học của UBND tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Cảnh Hoa

Thế nhưng, ngày 5/9 vừa qua khi một số giáo viên học sinh chuẩn bị cho ngày học đầu tiên trên Truyền hình thì bất ngờ ngành Giáo dục lại ban hành một thông báo số 2863/SGDĐT-GDTrHTX về việc lùi thời gian học trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình với lý do: “Sau khi nghiên cứu và thảo luận, Sở GDĐT thấy rằng để xây dựng được bài giảng trên Truyền hình cần rất nhiều thời gian và trí tuệ của tập thể;…Để có thời gian chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức day học trong điều kiện dịch Covid – 19. Sở GDĐT quyết định tạm lùi thời gian tổ chức dạy học thông qua Đài Phát thanh – Truyền hình cho đến khi có thông báo mới”.

Khi các học sinh và giáo viên chuẩn bị cho buổi học đầu tiên trên Truyền hình vào ngày 6/9 thì đùng một cái sở GDĐT tỉnh ra văn bản hoãn việc học trên Truyền hình với lý do cần nhiều thời gian va trí tuệ vào ngày 5/9. Ảnh: Cảnh Hoa

Với cái thông báo “vô thời hạn” này thêm một lần nữa sở GDĐT tỉnh Quảng Bình lại đưa phụ huynh và học sinh vào một thế hụt hẫng và đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về năng lực của đơn vị này khi mà liên tục thay đổi các quyết định của mình một cách khó hiểu.

Công văn mới nhất của Phòng GDĐT Tp Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Cảnh Hoa

Thiết nghĩ, trước những việc làm “rối ren” của ngành Giáo dục đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình khẩn trương vào cuộc chỉ đạo, khảo sát tình hình thực tế. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với các vùng miền đang có số học sinh gặp khó khăn về trang thiết bị máy móc để công tác giáo dục nơi đây sớm ngày ổn định trong sự nghiệp trồng người.?.

Cảnh Hoa

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu