Philippines áp giá trần bắt buộc giá gạo bán lẻ, xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó khăn
(THPL) - Ngày 1/9, Philippines đã công bố sẽ áp giá trần đối với gạo bán lẻ. Sau động thái này, các nhà nhập khẩu ở quốc gia này lập tức xin hủy hợp đồng mua gạo từ Việt Nam vì giá nhập khẩu cao hơn giá bán trong nước, càng nhập càng lỗ.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Quốc khánh 2/9: Mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam
» Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và tour tham quan những di tích lịch sử ở Hà Nội
» Làng nghề truyền thống may cờ Tổ quốc tất bật mỗi dịp Quốc khánh 2/9
Thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đầy biến động
Mới đây, ngày 25/8, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo, có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được áp dụng cho đến ngày 16/10 năm nay. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã áp dụng mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati là 1.200 USD/tấn. Trước đó, nước này đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati kể từ tháng 7.
Đáng chú ý, trong lúc thị trường gạo thế giới đang lên cơn sốt thì Ấn Độ tiếp tục công bố 2 quyết định quan trọng vào ngày 30/8. Trong đó các quyết định này cho phép các lô hàng gạo trắng (trừ gạo Basmati) bị kẹt ở cảng được phép xuất khẩu; đồng thời phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo trắng (trừ gạo Basmati) đến 3 nước là Bhutan, Singapore và Mauritius.
Không chỉ Ấn Độ, Myanmar cũng đang lên kế hoạch tạm hạn chế xuất khẩu gạo để nhằm đáp ứng tiêu thụ nội địa. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 trên thế giới, bán hơn 2 triệu tấn mỗi năm.
Trong khi đó, cũng nhằm bình ổn giá gạo, Văn phòng Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã công bố vào ngày 1/9 rằng Philippines sẽ áp giá trần đối với gạo. Giá trần sẽ có hiệu lực vô thời hạn, quy định mức giá tối đa là 41 peso (0,72 USD)/kg đối với gạo xay thông thường và 45 peso (0,79 USD) đối với gạo xay kỹ. Giới hạn chính thức về giá của mặt hàng thiết yếu này nhằm giảm bớt chi phí cho các hộ gia đình trong bối cảnh giá tăng vọt, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhập khẩu gạo của nước này trước tình trạng giá gạo nhập khẩu đang lên cao.
Thị trường trong nước gặp khó
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 3,17 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ.
Và theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (Vietfood) cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện đã lập đỉnh ở mức 643 USD/tấn , gạo 25% tấm ở mức 628 USD/tấn.
Trong khi đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp trong nước, tình hình thu mua gạo đang khó khăn do giá gạo trong nước đang ở mức rất cao. Lượng hàng trong kho không nhiều trong khi giá gạo cao, nên riêng việc có đủ số lượng để trả các đơn hàng đã ký trước đó cũng đã gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đang rất thận trọng chờ tín hiệu từ thị trường vì khi giá gạo ở mức quá cao, nếu thu gom mạnh thì sẽ không tránh được việc rủi ro nếu giá gạo hạ xuống.
Với bối cảnh thị trường thế giới diễn biến phức tạp, giá gạo biến động tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân đến thương lái, đến nhà máy xay xát chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, xuất phát từ tâm lý chờ giá nên dẫn tới hợp đồng liên kết bị phá vỡ, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký. Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã gửi văn bản báo cáo tới Văn phòng Chính phủ, đề nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo.
Trong khi đó, sau động thái thiết lập mức trần giá bán gạo của Philippines, các nhà nhập khẩu ở quốc gia này lập tức xin hủy hợp đồng mua gạo từ Việt Nam vì giá nhập khẩu cao hơn giá bán trong nước, càng nhập càng lỗ. Diễn tiến bất lợi này được dự báo sẽ khiến giá lúa gạo Việt bị ảnh hưởng lớn thời gian tới, vì Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay, chiếm trên 40% trong tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Chính vì thế, theo VFA, việc bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo là để đảm bảo hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân xuất khẩu gạo, nhất là những thương nhân đã đầu tư cơ sở sản xuất theo Nghị định 109 và Nghị định 107 của Chính phủ.
Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, tại thời điểm trước kỳ nghỉ lẽ 2-9, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 643-647 đô la Mỹ/tấn và chủng loại 25% tấm có giá 628-632 đô la Mỹ/tấn, tiếp tục duy trì ở mức cao so với những ngày trước đó.
Trong khi đó, giá lúa thị trường nội địa trong tuần cuối tháng 8/2023 tiếp tục xu hướng tăng so với tuần trước đó. Trong đó, lúa thường tại ruộng có giá bình quân trên 7.900 đồng/kg và tại kho là trên 9.200 đồng/kg; lúa hạt dài tại ruộng bình quân có giá khoảng 8.200 đồng/kg và tại kho khoảng 9.500 đồng/kg.
Đỗ Khuyến(T/h)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt