20:11 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Phát triển thương hiệu: Vì sao sứ mệnh của doanh nghiệp phải bắt đầu "ngay bây giờ"?

NGUYỄN HỮU LONG | 13:21 08/08/2023

(THPL) - Sứ mệnh của thương hiệu là lý do ra đời và mục đích tồn tại của nó. Nếu không có lý do rõ ràng, thương hiệu không nên ra đời. Nếu không có mục đích hay lẽ sống rõ ràng (như một con người), thương hiệu không nên tồn tại, và sẽ không thể tồn tại.

Bạn có biết, tầm nhìn là chuyện nội bộ công ty, sứ mệnh mới là thứ khách hàng quan tâm.
Tầm nhìn trở thành số 1, số 2, chiếm vị trí dẫn đầu hay trở thành tập đoàn đa ngành vươn tầm thế giới..., là ước mơ, hoài bão hay khát vọng (nội bộ) của người đứng đầu tổ chức và được xem là của tổ chức. Khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng bên ngoài họ không quan tâm đến chuyện bạn muốn trở thành "ông to, bà lớn" gì trong tương lai. Thứ họ quan tâm là bạn lập ra tổ chức vì mục đích gì, để phụng sự ai, đem lại giá trị gì cho họ. Thứ đó chính là SỨ MỆNH của tổ chức.

Sứ mệnh của thương hiệu là lý do ra đời và mục đích tồn tại của nó. Nếu không có lý do rõ ràng, thương hiệu không nên ra đời. Nếu không có mục đích hay lẽ sống rõ ràng (như một con người), thương hiệu không nên tồn tại, và sẽ không thể tồn tại. Thương hiệu phải xác định, và phải tuyên ngôn rõ ràng, là nó ra đời để thực hiện điều gì, giải quyết vấn đề gì, xử lý nỗi đau hay đáp ứng mong đợi nào của nhóm khách hàng mục tiêu nào, và đem lại giá trị gì cho họ.

Một thương hiệu không có sứ mệnh không khác gì một con người không có mục đích sống. Khách hàng sẽ không biết nó là ai, nhiệm vụ của nó là gì, họ cần nó để làm gì, và lẽ đương nhiên, vì thế, họ sẽ không mua dùng, nên nó không thể trở thành thương hiệu mạnh.

Một thương hiệu không có sứ mệnh không khác gì một con người không có mục đích sống.

Một thương hiệu không có sứ mệnh không khác gì một con người không có mục đích sống.

Một thương hiệu dầu gội ra đời, nó phải thực hiện sứ mệnh là “làm suôn, mềm, mượt”, hay “làm sạch gàu”, hay “chống rụng tóc”, hay “đem lại sức sống cho mái tóc phụ nữ”…

Một thương hiệu nước rửa chén ra đời, nó phải thực hiện nhiệm vụ lâu dài là làm sạch chén dĩa, hoặc đánh tan dầu mỡ, hoặc giảm nhẹ vất vả cho người rửa chén dĩa…

Một thương hiệu quần áo ra đời, nó phải có nhiệm vụ tạo phong cách cho giới trẻ, hoặc làm đẹp cho người già, hoặc đơn giản là bảo hộ cho người lao động (trang phục bảo hộ lao động).

Dù nói ra (dưới dạng một câu tuyên ngôn) hay không nói ra, thương hiệu phải xác định rõ và truyền thông bằng nhiều cách cho khách hàng, người tiêu dùng rõ sứ mệnh, tức nhiệm vụ lâu dài của mình.

Khác với nhiệm vụ thông thường, sẽ đến lúc hoàn thành, sứ mệnh là nhiệm vụ lâu dài, làm hoài, làm mãi, không bao giờ kết thúc, chừng nào thương hiệu còn tồn tại, và còn thực hiện nhiệm vụ đó. Nếu không truyền thông cho khách hàng biết thương hiệu ra đời để làm gì, phụng sự ai, đem lại giá trị gì cho họ, làm sao thương hiệu có thể tồn tại và phát triển?

Các thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple, Facebook, Coca-Cola, Google, Microsoft, Disney, Tesla, Harley – Davidson... đều có sứ mệnh!

Tầm nhìn là chuyện tương lai, có thể vài chục năm sau (tôi muốn công ty trở thành gì sau 30 năm, 50 năm...).  Sứ mệnh là chuyện phải BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY, phải làm gì, phục vụ ai, đem lại giá trị gì cho họ NGAY TỪ BÂY GIỜ, và phải làm mãi, làm mãi chừng nào tổ chức còn tồn tại và không thay đổi mục đích.
 

Tầm nhìn là chuyện tương lai, có thể vài chục năm sau còn sứ mệnh là chuyện phải bắt đầu từ hôm nay

Tầm nhìn thay đổi theo thời gian, khi tổ chức lớn lên. Tương tự như mỗi khi tôi leo lên một vị trí cao hơn (đỉnh núi chẳng hạn) tầm nhìn của tôi sẽ xa hơn.
Sứ mệnh là lý do ra đời và mục đích tồn tại của tổ chức. Nó dẫn dắt tổ chức đi theo định hướng đó để không lạc lối. Tầm nhìn là những mục tiêu lớn theo từng chặng dài trên con đường thực hiện sứ mệnh. Không có sứ mệnh dẫn dắt (như một lẽ sống), tầm nhìn, khát vọng, mục tiêu có thể lạc lối, sai định hướng, chệch kim chỉ nam!
Tầm nhìn của bạn là ước mơ riêng của bạn, là chuyện mang tính nội bộ của tổ chức và các cổ đông, nhà đầu tư. Sứ mệnh của bạn là phục vụ người ngoài (khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng...) nên người ngoài sẽ quan tâm hơn.
Tuyên bố sứ mệnh là để nói với thế giới bên ngoài. Tuyên bố tầm nhìn thường là để truyền cảm hứng và tạo động lực cho nội bộ bên trong. Tất nhiên, nói cho cả thế giới biết cả sứ mệnh và tầm nhìn thì cũng tốt thôi!

NGUYỄN HỮU LONG

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu