07:59 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Phát triển thương hiệu: Đi làm, chọn sếp hay chọn công ty?

NGUYỄN HỮU LONG | 10:21 03/05/2024

(THPL) - Đi làm không hài lòng với môi trường làm việc của công ty nhưng lại hợp sếp, ngược lại môi trường làm việc tốt nhưng sếp "khó ưa". Chọn sếp hay chọn công ty là băn khoăn của không ít người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ.

Tôi sẽ ưu tiên chọn công ty, chọn môi trường làm việc, trong đó có điều kiện làm việc, công việc yêu thích, cơ hội phát triển nghề nghiệp, văn hóa tổ chức, thu nhập, các chế độ phúc lợi...

Tôi ít khi bỏ việc vì sếp trực tiếp mà vì môi trường làm việc. Đối với tôi, làm thay đổi sếp hay thay đổi chính mình để thích nghi với sếp dễ hơn việc tìm được môi trường làm việc tốt. Và việc tìm một người sếp lý tưởng không quan trọng bằng tìm được một môi trường làm việc lý tưởng để phát triển.

Môi trường làm việc tốt sẽ cho ta vô vàn thứ để học, để phát triển, để vượt lên trên cả sếp về sau.

Sếp không là giới hạn để mình vươn lên. Sếp không là "trần nhà" hay mặt bàn để mình nếu đã lọt vào trong nhà (hay gầm bàn) thì chỉ với hay đụng đến đó là hết. Vẫn luôn có nhiều thứ để học từ một người sếp được cho là kém, và ngoài sếp ra, một môi trường làm việc tốt sẽ cho ta vô vàn thứ để học, để phát triển, để vượt lên trên cả sếp về sau.

Sếp trực tiếp cũng quan trọng, và nếu có quyền được chọn, thì cũng nên chọn; nhưng còn bao nhiêu sếp khác, người khác, thứ khác trong công ty để học. Hãy tận dụng cơ hội để học, đừng quá lệ thuộc sếp!

Tôi luôn nói, đừng chỉ quản lý nhân viên, hãy quản lý cả sếp (manage the boss). Hãy giúp sếp thay đổi, giúp sếp thành công, giúp sếp thăng tiến (để mình sẽ thành công và thăng tiến). Tất nhiên, mọi thứ đều có giới hạn.

Nếu gặp sếp quá tệ, và bị ức chế đến mức không thể chịu đựng và cũng không thể thay đổi sếp thì đành ra đi. Nhưng việc ra đi chỉ xảy ra sau khi mình đã nỗ lực thay đổi sếp và nỗ lực để thích nghi, vì một bức tranh lớn (big picture), không phải vì sếp!

Nếu nhìn vào bức tranh lớn của cả tổ chức (và bức tranh tương lai của mình), sếp chỉ là một phần nhỏ trong đó, và phần đó KHÔNG NÊN là phần quyết định. Phần quyết định là... chính bản thân ta! Bạn nghĩ sao?

NGUYỄN HỮU LONG

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu