Nón lá Sai Nga – Niềm tự hào của người dân đất Tổ
(THPL) - Ngày ngày, những chiếc nón lá quen thuộc vẫn theo các bà, các mẹ, các chị ra đồng ở các miền quê hoặc theo chân du khách xuất ngoại. Và hẳn trong số đó sẽ có những chiếc nón lá được làm ra từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làng nghề Sai Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» TW Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam thăm và chúc mừng TCĐT Thương hiệu và Pháp luật nhân ngày 21/6
» Nghệ nhân Trương Khắc Long - "Dát vàng" thương hiệu bằng tâm huyết và tài năng
Nằm bên dòng sông Thao hiền hòa đỏ nặng phù sa, bao đời nay người dân xã Sai Nga vẫn cần mẫn và tỉ mỉ với nghề làm nón lá truyền thống. Cũng bởi vậy, mà nhắc tới làng nghề nón lá Sai Nga, người ta thường nghĩ ngay tới câu ca quen thuộc:
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Muốn đội nón đẹp thì về Sai Nga.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, nghề nón lá Sai Nga xuất hiện chính thức và phát triển mạnh mẽ từ khoảng những năm 1950.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề nón về đây bén duyên và tặng cho người dân trong làng thêm nghề sinh nhai, và trong nhiều năm qua nghề làm nón Sai Nga tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Tuy vậy, khác với các làng nghề làm nón truyền thống khác, các nghệ nhân làm nón ở Sai Nga đã khéo léo khi sử dụng lá cọ, một loại cây đặc trưng của vùng đất trung du làm nón. Bởi vậy, những chiếc nón lá nơi đây thường có nét đẹp thanh tú, hài hoà mà bình dị.
Tiếp tục hỏi thăm các nghệ nhân làm nón lâu năm trong làng, chúng tôi được biết để làm ra một chiếc nón người nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn như: tìm chọn nguyên vật liệu, làm vanh, là lá, quay khâu, nức, nhôi, sấy…
Sau khi người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá. Thông qua bàn tay của người nghệ nhân cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Sau khi khâu xong, cũng là lúc các nghệ nhân tìm cách trang trí cho tác phẩm của mình.
Giữa hai lớp lá mỏng, những hình hoa lá, hình bóng đôi, nét kiến trúc cổ kính được cài vào nón lá như những lời nói lặng thầm đầy thi tứ gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Đặc biệt, một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, những vết khâu trải trên mỗi vành theo những khoảng cách đều tăm tắp.
Nếu trước đây, làm nón tại Sai Nga chỉ là nghề phụ nhưng đến nay nghề làm nón lá đã giúp người dân trong làng có thêm thu nhập và được công nhận làng nghề truyền thống. Đặc biệt, từ khi có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua, nón lá Sai Nga đã trở thành sản phẩm du lịch, là món quà độc đáo cho du khách mỗi khi đến với làng nghề.
Một chiếc nón được hoàn thành phải mất khoảng 3 tiếng đồng hồ, muốn nón được trắng hơn, khi làm xong sẽ hơ qua diêm sinh. Về sản phẩm, hiện nay người dân trong xã chủ yếu làm 2 loại: nón kỹ với giá 55.000 - 60.000 đồng/chiếc, nón thưa có giá 25.000 - 40.000 đồng/chiếc. Bình quân mỗi năm cả làng sản xuất ước đạt hơn 600.000 chiếc nón, doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Cũng theo bà Phùng Thị Hoa Lê, giám đốc TTXTDL, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết: “Khác với những chiếc nón lá tại các làng nghề truyền thống khác, các nghệ nhân Sai Nga đã thổi hồn vào vào chiếc nón lá thông qua hình ảnh đặc trưng về quê hương Phú Thọ: như cổng Đền Hùng, rừng cọ, đồi chè, …điều đó đã mang đến cho chiếc nón lá Sai Nga một diện mạo mới đầy màu sắc và cuốn hút.
Đó là sự kết hợp mềm dẻo, khéo léo của đôi bàn tay nghệ nhân cùng với óc thẩm mỹ để nâng tầm chiếc nón lá giàu giá trị Chân - Thiện - Mỹ, đáp ứng nhu cầu mua về, chất lượng quà tặng thu hút du khách mỗi khi có dịp ghé tahmw mảnh đất Phú Thọ”…
Những ngày đầu tháng bảy nóng bức, có dịp về thăm làng nghề nón lá Sai Nga, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp những khoảng sân phủ kín màu xanh của lá cọ, tre nứa đã chẻ sẵn.
Dù vất vả nhưng người dân trong làng ai ai cũng muốn bám chặt lấy nghề làm nón. Nó như thứ của hồi môn quý báu cho con gái trước khi về nhà chồng. Có nhiều nghề sẽ bị quên lãng theo thời gian, nhưng khi nào còn người trên đất Sai Nga thì nghề làm nón vẫn tồn tại. Và hơn thế nữa nghề sẽ còn được lưu truyền đi cả các làng lân cận.
Tạm biệt những người dân xã Sai Nga, khi ra về chúng tôi vẫn ấn tượng mãi với hình ảnh các bà, các mẹ, các chị ngồi quây quần dưới hiên nhà khâu nón lá. Khung cảnh đó để lại cho chúng tôi một cảm giác thư thái, bình yên trên vùng quê hương đất Tổ.
Huyền Chi
Tin khác
-
Giá đào Tết tăng cao khiến khách mua không mặn mà, người bán lo lắng
-
Bánh kẹo, bia hàng Tết vẫn đang "ngóng" khách
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
Bộ GTVT vừa thông tin kế hoạch trong năm 2025, có 4 dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác dịp 30/4/2025.19/01/2025 09:00:36Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” lại trở thành một điểm sáng nghĩa tình chăm lo đời sống...19/01/2025 08:53:00Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024