16:26 ngày 28/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nobel Hóa học 2016 vinh danh nghiên cứu "cỗ máy nano" siêu nhỏ

12:01 07/10/2016

(DNVN) - Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm (Thụy Điển) cho biết ngày 5/10, 3 nhà khoa học đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2016 với phát minh “thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử”

Theo đó, 3 nhà khoa học được nhận giải thưởng cao quý này là Bernard L. Feringa - Đại học Groningen (Hà Lan), Jean-Pierre Sauvage - Đại học Strasbourg (Pháp) và J. Fraser Stoddart - Đại học NorthWestern (Mỹ). Thông báo của Ủy ban Nobel cho biết họ trao giải vì những cống hiến của 3 nhà khoa học với Công trình được vinh danh là "thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử, hay còn gọi là cỗ máy nano".

“Họ đã phát triển các phân tử với khả năng di chuyển có thể kiểm soát được, vốn có thể thực hiện một nhiệm vụ khi năng lượng được bổ sung”, thông báo cho biết thêm.

Thông báo của Ủy ban Nobel về các chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2016.

Các "cỗ máy" do các nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2016 phát triển có kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn một nghìn lần so với một sợi tóc. Với kích cỡ này, chúng vẫn có thể di chuyển và được điều khiến để thực hiện các tác vụ khi được cung cấp năng lượng. Ví dụ, chúng có thể được đưa vào cơ thể con người để đưa thuốc trực tiếp tới các tế bào ung thư.

Cụ thể vào năm 1983, Jean-Pierre Sauvage đã thành công khi dùng các i-on đồng để nối (khóa) hai phân tử lại với nhau hình thành nên một chuỗi phân tử được nối lại bằng liên kết vật lý gọi là catenane. Đây là bước phát triển tiên khởi cho một cuộc cách mạng tạo ra các cỗ máy có thể thực hiện được tác vụ bằng việc liên kết các phân tử.

Tiếp theo là cống hiến của Fraser Stoddart trong lĩnh vực hóa học siêu phân tử và công nghệ nano. Năm 1991, vị giáo sư này đã thực hiện sâu chuỗi một phân tử hình tròn vào một trục tế bào khiến nó có thể di chuyển dọc theo trục gọi là arotaxane. Từ thành công này, hàng loạt ứng dụng ra đời như chế tạo ra chip máy tính bằng phân tử.

Trong khi đó, Bernard Feringa phát triển ra động cơ phân tử đầu tiên vào năm 1999 mà ứng dụng là tạo ra một xe ô tô ở kích cỡ phân tử.

Hiện thời, mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 930.000 USD).

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu