16:59 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Nhiều bất cập tại dự án nhà máy điện mặt trời Thiên Tân Ninh Thuận

07:45 22/05/2023

(THPL) - Ninh Thuận ngày nay là một trung tâm của năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với đa dạng loại hình như thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Nhiều dự án loại này được đầu tư xây dựng và hòa vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên việc tăng trưởng nóng về số lượng và quy mô các dự án năng lượng cho đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Dự án điện mặt trời Thiên Tân là một trong số đó.

Tổng quan về Dự án ĐMT Thiên Tân.

 

Dự án nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân 1000MW Ninh Thuận được khởi phát từ năm 2015 do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Tân làm chủ đầu tư. Công ty này đăng kí kinh doanh năm 2004, do ông Huỳnh Bảo Linh là người đại diện theo pháp luật, có địa chỉ tại số 172 đường Phạm Văn Đồng, Phường Nghĩa Chánh, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi với vốn điều lệ là 1.100.000.000.000.000 VNĐ (Một nghìn một trăm tỉ đồng).

Nhà máy Thiên Tân 1.2 và hệ pin trong lòng hồ Sông Biêu xã Phước Hà, huyện Thuận Nam ( Mạnh Hùng)

Dự án đề xuất sử dụng khoảng 3000 ha đất thuộc các xã Phước Hữu. Phước Thái, Phước Vinh ( huyện Ninh Phước), xã Phước Trung ( huyện Bác Ái) và Nhơn Sơn ( huyện Ninh Sơn) làm địa điểm đầu tư, tổng mức  đầu tư cho toàn bộ Dự Án dự kiến khoảng 2 tỉ USD. Sau nhiều lần được các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận và Bộ Công Thương chấp thuận, dự án này đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18-3-2016.  Theo QĐ 428/ QD-TTg, Dự án ĐMT Thiên Tân được chia làm 3 giai đoạn, trong đó Dự án Thiên Tân 1 có công suất 300MW vận hành năm 2019. Dự án Thiên Tân 2 ( 400MW) vận hành năm 2020, Dự án Thiên Tân 3 (300MW) vận hành năm 2021.

Nhà máy Thiên Tân 1.3 được xây dựng chỉ cách thân đập hồ Lanh Ra xã Phước Vinh chưa tới 100m. ( Nguyễn Phong)

Theo công bố của nhà đầu tư, nhà máy ĐMT Thiên Tân Sola ( thuộc Thiên Tân 1) có tổng mức đầu tư khoảng 1248 tỉ đồng, xây dựng trên địa bàn xã Phước Trung ( huyện Bác Ái) với diện tích khoảng 1400ha. Công trình được khởi công xây dựng và hoàn thành trong thời gian 7 tháng (từ tháng 7/2019 - tháng 2/2020).  Ngày 10/3/2020, Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận giai đoạn 1 đã đóng điện thành công, chính thức hòa lưới điện quốc gia.

 Tiếp theo đó, các nhà máy ĐMT như Thiên Tân1.2 được xây dựng trong khu vực lòng hồ Sông Biêu xã Phước Hà (huyện Thuận Nam); Thiên Tân 1.3 được xây dựng trong lòng hồ Lanh Ra, xã Phước Vinh ( huyện Ninh Phước), Thiên Tân 1.4 xây dựng trong lòng hồ Sông Trâu xã Phước Chiến ( huyện Thuận Bắc) là dự án giai đoạn của Thiên Tân 1 cũng lần lượt được xây dựng và hoàn thành.

 Những  bất cập lộ diện.

 Việc doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư xây dựng hoàn thiện các dự án thành phần để đưa vào kinh doanh, sản xuất là điều cần thiết và nên khuyến khích. Tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch, thẩm định và thực hiện Dự án, nhiều vấn đề đã phát sinh. Tại phụ lục số 07 về các nội dung thanh tra tại tỉnh Ninh Thuận (kèm theo Kết luận thanh tra số 1027/KL-TTCP ngày 28/4/2023 của TTCP) đã đề cập đến một số vấn đề thuộc dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận.

Nhà máy Thiên Tân 1.4 và hệ pin được xây dựng trong khu vực lòng hồ Sông Trâu xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc.( Mạnh Hùng).

Theo đó,, quá trình lập quy hoạch dự án Thiên Tân 1, đơn vị tư vấn không có phương án đấu nối vào lưới truyền tải điện quốc gia dự kiến đầu tư trong giai đoạn quy hoạch; Cùng với đó, Bộ Công Thương không thực hiện đúng chức năng thẩm định dự án, trình bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh khi chưa xác định được hệ thống truyền tải cấp điện áp trên 220 kV tương ứng với nguồn điện là không đúng với quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phải xác định rõ mục tiêu, định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, danh mục các dự án nguồn điện lớn và hệ thống điện truyền tải từ cấp điện áp 220kV trở lên sẽ phát triển trong giai đoạn quy hoạch.

 Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, đơn vị tư vấn lập quy hoạch không lấy ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh Ninh Thuận để thống nhất về vị trí quy hoạch địa điểm các nhà máy điện dự án Thiên Tân 1 và các trạm biến áp 500 kV dự kiến phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn quy hoạch là không đúng khoản 3 Điều 7 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương.

 Mặt khác, việc quy hoạch hàng trăm Héc-ta đất cho xây dựng ĐMT chồng lấn trong khu vực quy hoạch vùng tưới của hệ thống thủy lợi, chồng lấn lên hệ thống kênh đã xây dựng.vv, hoặc quy hoạch đất cho xây dựng ĐMT trong khu vực bảo vệ an toàn hồ đập  cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường đới với môi trường.

 Trên thực tế, theo ghi nhận của chúng tôi, các khu vực xây dựng của dự án này đều nằm trong khu vực các hồ đập như: hồ Sông Biêu ( huyện Thuận Nam), hồ Lanh Ra (huyện Ninh Phước), Sông Trâu (huyện Thuận Bắc).., các hệ pin được xây dựng tràn xuống lòng hồ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các hồ đập. Cá biệt, tại Hồ Lanh Ra, (công trình hợp tác giữa Việt Nam và vường quốc Bỉ) nhà máy biến áp của Thiên Tân 1.3 được xây dựng chỉ cách thân đập chưa tới 100m.

 Vậy trách nhiệm của các sở ban ngành và chính quyền địa phương  liên quan được xác định ra sao? Các cấp chính quyền đã có động thái như thế nào để giải quyết những bất cập còn tồn đọng trong quá trình triển khai các Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Ninh Thuận nêu trên? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.…

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Tân (Thiên Tân Group) là nhà đầu tư đa lĩnh vực: trong đó có hạ tầng giao thông với tuyến Phạm Văn Đồng (TP Quảng Ngãi) đến tuyến tránh QL1A qua huyện Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi); các dự án đô thị như: Dự án công viên Thiên Bút và đô thị sinh thái Thiên Tân; dự án đô thị mới Thiên Tân; Khu biệt thự Thiên Tân (tại KKTT Dung Quất); Trung tâm thương mại và khách sạn 5 Sao tại quận 7 TP.HCM…

 

Mạnh Hùng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu