05:03 ngày 17/08/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp và cách cải thiện từ Hoàng Thấp Linh

15:10 16/08/2024

(THPL) - Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn nguy hiểm, được xếp vào nhóm bệnh xương khớp có thể gây ra biến dạng khớp. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, tuy nhiên một số thói quen sinh hoạt sai cách và môi trường sống ẩm thấp có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh nên nắm rõ các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh để chủ động phòng ngừa và có phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả.

1.   Những tác nhân nào tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp?

1.1 Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì có khả năng cao bạn cũng có thể mắc bệnh này. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Viêm khớp dạng thấp Mỹ thì con cái của người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với những người khác.

Bên cạnh đó cha mẹ mang mã gen HLA-DR4 thì có khả năng cao sẽ di truyền bệnh viêm khớp dạng thấp cho con cái

Người mang mã gen HLA có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác 

1.2 Do giới tính, tuổi tác

Về cơ bản, ai cũng có thể mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp hai đến ba lần so với nam giới, điều này một phần được quyết định bởi hormone nữ. Đặc biệt phụ nữ có khả năng bị bệnh cao hơn sau khi trải qua sự thay đổi về hormone như mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh

Khả năng mắc bệnh có thể cao hơn đối với nhóm người bệnh trong độ tuổi từ 30 đến 60. Trường hợp nam giới dưới 45 tuổi hiếm khi gặp phải căn bệnh này. 

Nữ giới có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới

1.3 Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc mắc bệnh viêm nha chu thường có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn bình thường. Các chuyên gia cho biết, việc vệ sinh răng miệng kém có thể kích thích virus và vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ, kích hoạt các phản ứng miễn dịch một cách bất thường. Hệ miễn dịch bị rối loạn cũng là nguyên nhân chính gây ra viêm khớp dạng thấp.

1.4 Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá có mối quan hệ đặc biệt với viêm khớp dạng thấp. Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn khiến cho các triệu chứng như sưng tấy, đau đớn khớp diễn ra mạnh mẽ hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nhóm không hút thuốc. Đặc biệt thuốc lá còn làm giảm tác dụng của thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp, khiến việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. 

Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp 

1.5 Thừa cân, béo phì

Mất kiểm soát cân nặng có thể gây ra chứng viêm toàn thân, lý do là bởi các tế bào mỡ giải phóng các tiền chất gây viêm gọi là cytokine. Việc cân nặng quá tải sẽ khiến cho khớp bị quá tải, gây áp lực lên hệ cơ xương khớp, bào mòn sụn và xương dưới sụn, khiến khớp yếu dần và dễ mắc viêm khớp.

1.   Làm thế nào để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp

Để kiểm soát tốt bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để gia tăng hiệu quả. Dưới đây là một số cách phổ biến để giảm đau, sưng khớp và ngăn bệnh tiến triển nặng.

2.1 Sử dụng thuốc Tây y

-        Thuốc kháng viêm không steroid: nhóm thuốc NSAIDs có thể sử dụng dài ngày, ít có khả năng gây tương tác thuốc, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng

-        Thuốc corticosteroid: Thuốc được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và trong các đợt viêm cấp, khi bệnh khởi phát cấp tính, giúp giảm nhanh đau đớn ở khớp. Tùy thuộc theo thể bệnh trung bình hoặc nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định hàm lượng phù hợp, tuy nhiên không thể sử dụng liều cao trong thời gian dài.

-        Thuốc sinh học chống thấp khớp: Trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc trên thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sang thuốc sinh học. Thuốc giúp kiểm soát bệnh trong thời gian dài, có thể làm chậm và ngừng quá trình tiến triển của bệnh.

2.2 Tập vật lý trị liệu

Khi viêm khớp dạng thấp xảy ra sẽ dẫn đến tình trạng co rút gân, cơ, khiến người bệnh không thể đi lại bình thường. Do đó người bệnh nên tập luyện các động tác tăng khả năng dẻo dai cho xương khớp, tăng phạm vi cử động trong khoang khớp. Bên cạnh đó tập luyện đều đặn cũng giúp tránh khả năng teo cơ, dính khớp. Người bệnh nên đến các phòng tập vật lý trị liệu để được chuyên gia hướng dẫn cụ thể, thiết kế bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.

2.3 Sử dụng Hoàng Thấp Linh từ cây hy thiêm

Hy thiêm là thảo dược sử dụng nhiều cho các chứng bệnh đau nhức xương khớp, đau mỏi chân tay. Ngày nay hy thiêm được kết hợp cùng sói rừng, nhũ hương, bạch thược giúp tăng khả năng điều hòa hệ miễn dịch, giảm đau, giảm sưng tấy khớp, cải thiện khả năng đi lại cho người bệnh dễ dàng hơn. Điều này giúp góp phần kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn, bởi tác động vào căn nguyên gốc rễ gây bệnh là hệ miễn dịch bị rối loạn. 

Hoàng Thấp Linh từ cây hy thiêm giúp hỗ trợ giảm đau mỏi khớp, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp

Sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử giúp sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết, an toàn cho người sử dụng. Hoàng Thấp Linh là sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện E Hà Nội và đã có mặt hơn 15 năm trên thị trường nên bạn có thể an tâm sử dụng.

Bên cạnh việc tập luyện, hạn chế rượu bia, thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cũng đừng quên sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để không lo lắng, đau nhức, viêm khớp thấp khớp mỗi khi trở trời bạn nhé.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp 

Phương Linh

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu