12:54 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Những thành quả đáng tự hào của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam trong 10 năm xây dựng và phát triển

20:01 10/09/2023

(THPL) - Được thành lập vào ngày 03/09/2013, đến nay Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã trải qua 10 năm hình thành, phát triển và được đánh giá là một trong những hội nghề nghiệp có hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả bậc nhất trong cả nước.

Mục tiêu của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam là đoàn kết tập hợp, giúp đỡ các nghệ nhân và những người hoạt động trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội để phát triển thương hiệu, nâng cao trình độ chuyên môn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2023 là năm quan trọng đối với ban lãnh đạo của Hội và hàng nghìn hội viên trên cả nước. Đây là mốc thời gian để Hội nhìn lại những thành tựu của chặng đường đã qua và hướng tới những thành quả mới trong tương lai phù hợp với tình hình mới.

Dấu ấn 10 năm xây dựng và phát triển 

Sau 10 năm hình thành và phát triển, từ những hội viên ban đầu, bằng uy tín và nỗ lực hoạt động của mình, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã phát triển được hệ thống hội viên rộng khắp cả nước, với phần lớn là nghệ nhân. Hội đã kết nạp hàng nghìn hội viên từ các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ…

Với tiêu chí thiết thực và hiệu quả, Hội đã đoàn kết tập hợp, giúp đỡ các nghệ nhân và những người hoạt động trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội để phát triển thương hiệu, nâng cao trình độ chuyên môn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, từ năm 2013 – 2023, Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh theo thời gian. Từ một tổ chức xã hội nghề nghiệp với phần lớn là nghệ nhân trên cả nước, sau 10 năm hoạt động, Hội đã kết nạp hàng nghìn hội viên từ các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ….cùng hội tụ về mái nhà chung là Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, tọa lạc tại tầng 8 Tòa nhà Cung Trí thức thành phố – quận Cầu Giấy – Hà Nội.

Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ Kim hoàn đá quý Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phát biểu tại một sự kiện của Hội.
Một số hoạt động của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam 
Số lượng Hội viên tham gia năm 2022 tăng 200 người, củng cố, mở rộng được các văn phòng đại diện của Hội.

Thời gian qua, Hoạt động của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam có thể nói là đã trải qua thời gian cực kỳ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và suy thoái toàn cầu, làm cho nền kinh tế đất nước có nhiều thay đổi. Tuy khó khăn nhưng số lượng Hội viên tham gia năm 2022 tăng 200 người, củng cố, mở rộng được các văn phòng đại diện. Thành quả lớn của Hội là cho ra đời Viện Ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số, nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cũng đã phối hợp với Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, đẩy mạnh được thương hiệu cũng như uy tín đối với các cá nhân, tổ chức, và về mặt đối ngoại cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ban chấp hành trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã nhận định đúng tình hình, kịp thời điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội trong thời gian qua, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, để tạo ra giá trị mới thông qua chuyển đổi số, đẩy mạnh thương hiệu hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế… Hội sẽ tích cực hướng những hoạt động đối ngoại tới các nước giàu tiềm năng và các nước phát triển về ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và các ngành khác. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài.

Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cũng từng bước khẳng định sức mạnh và vị thế trên nhiều lĩnh vực: Phát triển kinh tế, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan Bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp trong nước nhằm tổ chức các hoạt động hợp pháp theo đúng Điều lệ và Pháp luật hiện hành, nâng cao hơn nữa vị thể và sức ảnh hưởng của Hội.

Cũng trong thời gian qua, Hội cũng đã tổ chức hàng loạt các chương trình truyền thông, hội chợ, diễn đàn….tạo được hiệu ứng lan tỏa trên toàn quốc. Cụ thể là chương trình: Hội chợ triển lãm “Tự hào Thương hiệu Việt Nam”; chương trình truyền thông “Vì sự nghiệp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc”; chương trình “sách và cuộc sống”; chương trình Gala kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam, tôn vinh nữ hoàng thương hiệu; chương trình “Vì một Việt Nam thịnh vượng”…

Đồng thời, tham gia tích cực công tác thiện nguyện nhân đạo xã hội vì cộng đồng, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” “Lá lành đùm lá rách”, Hội nêu cao tinh thần thiện nguyện trong cán bộ hội viên, nghệ nhân, doanh nhân trong cả nước. Tiếp tục ủng hộ tích cực các hoạt động của Ban, Bộ, Ngành, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong các phong trào “Ngày vì người nghèo Trung ương”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...

Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã đề xuất với Bộ Khoa học và công nghệ thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam. Viện Nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam chính thức thành lập và hoạt động theo số đăng ký A – 1954 của Bộ Khoa học và Công nghệ vào ngày 6/8/2018. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và xây dựng tiêu chuẩn về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Việc bảo tồn và phát triển đạo Mẫu ở thời điểm hiện tại là điều vô cùng cấp bách. Trong đó, những nghệ nhân, hội viên thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển đạo Mẫu Việt Nam là nòng cốt, giữ vai trò quan trọng. Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam mong muốn hội viên sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng và trưởng thành, có thể nói các hoạt động của Hội đều tuân thủ pháp luật và Điều lệ Hội, đúng tôn chỉ, mục đích ban đầu để ra; Ban Lãnh đạo Hội luôn có sự thống nhất điều phối hoạt động; Khuyến khích sự năng động, tích cực của các đơn vị, cá nhân; Trách nhiệm của tập thể và cá nhân luôn cụ thể, rõ ràng; Lợi ích gắn với sự đóng góp, kết quả công việc, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong hệ thống các cấp Hội từ Trung ương tới tỉnh, thành hội trong cả nước…

TCĐT Thương hiệu và Pháp luật: Kênh thông tin uy tín, hữu ích của cộng đồng

Với các kênh truyền thông mạnh mẽ như website vata.org.vn và Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền kịp thời các hoạt động của Hội tới đông đảo công chúng, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn hoạt động Hội đến với giới nghệ nhân, doanh nhân; đồng thời cũng là nơi hội viên, nghệ nhân, doanh nhân trên cả nước tìm hiểu các thông tin văn hóa, kinh tế, xã hội nói chung và các tin giao thương, tư vấn chuyên ngành...

Cũng cần phải nói thêm, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật đã và đang tạo ra diễn đàn truyền thông hiệu quả, góp phần định hướng hàng trăm hội viên đến từ các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ…phát triển mạnh, bền vững.

Với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, là đơn vị cơ sở có pháp nhân trực thuộc Hội, Tạp chí đã hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích được quy định theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, theo quy định của Luật Báo chí và thực hiện các nhiệm vụ của Hội giao. 

Thạc sĩ, Nhà báo Đào Bình – Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật.
Lãnh đạo Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam chúc mừng TCĐT Thương hiệu và Pháp luật.
Cán bộ, phóng viên, nhà báo của TCĐT Thương hiệu và Pháp luật.

Được thành lập từ năm 2016, trước những khó khăn, thách thức của cả nền kinh tế, với sự nỗ lực của toàn thể CBNV của Tạp chí, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo Hội, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật đã vươn lên trở thành một kênh truyền thông tập trung phản ánh việc chấp hành pháp luật trong quá trình hoạt động của các nghệ nhân và tổ chức Việt Nam có thương hiệu; phân tích luật pháp quốc tế, điều ước quốc tế về thương mại, quy định về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, thực tiễn bảo hộ thương mại của các nước; cung cấp thông tin về cách thức, công cụ và biện pháp bảo vệ các quyền lợi chính đáng của các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp trong nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; phổ biến kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp thương mại của nước ngoài, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn, hỗ trợ các thủ tục, trình tự pháp lý đối với các cá nhân, tổ chức trong bảo vệ thương hiệu của mình.

Trong bối cảnh các cá nhân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Tạp chí đã tập trung xây dựng những diễn đàn trực tuyến về “Câu chuyện thương hiệu”, về các vấn đề an sinh xã hội, về tư vấn pháp luật bằng truyền hình; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà bạn đọc đang quan tâm. 

Diễn đàn trực tuyến trên Thương Hiệu và Pháp luật là một chương trình quy mô và được đầu tư kỹ càng với sự tham gia của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các chủ doanh nghiệp và một số vị lãnh đạo cơ quan chức năng. Chương trình là cầu nối giữa Bạn đọc với các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp cả nước trong cuộc chiến chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các thương hiệu Việt Nam. Diễn đàn trực tuyến trên Thương hiệu và Pháp luật cũng là hướng mở của các vấn đề, mang  đến cho bạn đọc cả nước những góc nhìn mới, những hiến kế khoa học, những lời giải hữu ích cho bài toán an sinh xã hội, bài trừ và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hướng cuộc sống đến những điều tích cực hơn.

Thời gian qua, Tạp chí điện tử Thương hiệu và pháp luật cũng là một trong những cơ quan ngôn luận đi đầu và đồng hành với những cảnh đời bất hạnh; kết nối cộng đồng, chia sẻ vòng tay và tuyên truyền về hoạt động từ thiện thông qua các clip, phóng sự hình ảnh chân thực, nhân văn. 

Có thể nói, dấu ấn 10 năm thành lập và phát triển của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam chưa phải là một quãng đường dài. Với những yêu cầu trong bối cảnh mới, Hội đã và đang đoàn kết, tập hợp thêm nhiều hội viên mới, để thực hiện tốt các thắng lợi, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ và các định hướng đã được đề ra.

Quốc An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu