Những sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo huyện Từ Liêm trong Dự án hoa công nghệ cao Tây Tựu
(THPL) - Mới đây, những sai phạm của ông Lê Văn Thư, Bí thư quận ủy Bắc Từ Liêm – nguyên Chủ tịch huyện Từ Liêm đã được Thanh tra Thành phố chỉ rõ tại các kết luận số 19/KL-UBND ngày 24/2/2017 và kết luận số 39/KL-UBND ngày 08/5/2017, trong đó có vụ việc liên quan đến các dự án của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội do ông Phan Minh Nguyệt làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc được báo chí đưa tin gần đây.
Tin liên quan
- Phú Thọ: Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra thị trường trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Bắt 7 đối tượng bảo kê bán đào Tết
Bắt tạm giam Chủ tịch Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát
Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch huyện cùng nguyên Phó Chủ tịch huyện Thọ Xuân
Hà Giang: Tạm giữ hơn 200kg xúc xích có dấu hiệu nhập lậu
Ông Phan Minh Nguyệt hiện đang bị bắt tạm giam và chuẩn bị đưa ra truy tố với 2 tội danh tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra trên địa bàn xã Minh Khai – huyện Từ Liêm cũ.
Ngoài dự án bàn giao chợ Cầu Diễn trái quy định mà kết luận 19 đề cập, dư luận hết sức băn khoăn bởi chính sự “án binh bất động” của chính quyền xã Minh Khai (huyện Từ Liêm) và của UBND huyện Từ Liêm đã “tạo điều kiện” cho công ty của ông Phan Minh Nguyệt tự tung, tự tác xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp một loạt với 114 gian nhà, 14 ki ốt trên địa bàn xã Minh Khai, huyện Từ Liêm (nay là phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) để cho thuê, từ đó trục lợi bất chính dẫn đến việc bị bắt và truy tố.
Những điều bất thường trong quản lý nhà nước về đất đai và quản lý trật tự xây dựng tại xã Minh Khai và huyện Từ Liêm dẫn đến tình trạng xây dựng sai phạm ồ ạt và kéo dài mà không bị xử lý rốt ráo chắc chắn sẽ sớm được làm rõ khi vụ án này được đưa ra xét xử. Trách nhiệm của lãnh đạo xã Minh Khai và UBND huyện Từ Liêm sẽ được đặt ra, đặc biệt việc có mối liên hệ giữa lãnh đạo huyện Từ Liêm cũ với công ty của ông Phan Minh Nguyệt hay không?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, PV lại phát hiện ra những khuất tất liên quan đến những vi phạm khác của lãnh đạo huyện Từ Liêm cũ tại một dự án của Công ty của ông Phan Minh Nguyệt tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm (nay là phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) với tên gọi Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất bảo quản hoa, phục vụ phát triển vùng hoa Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội.
Ba sai phạm “tày trời” tại Dự án hoa công nghệ cao Tây Tựu
Với mục tiêu cao cả là “ứng dụng công nghệ cao” cho vùng hoa Tây Tựu mà Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội đề ra, ngày 11/11/2008, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 1990/QĐ-UBND về việc thu hồi 97673m2 tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, giao cho Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện Dự án.
Người dân Tây Tựu đã rất mong chờ Dự án này nhưng từ khi bồi thường giải phóng mặt bằng xong từ năm 2011-2012 đến nay, “công nghệ cao”, “công viên hoa” đâu chẳng thấy, chỉ thấy khu Dự án này được cho thuê làm các xưởng sản xuất… phân. Chính vì vậy, cư dân ở Tây Tựu cho rằng Dự án hoa công nghệ cao này chỉ như là "bình phong" để Công ty được giao thực hiện dự án chiếm đất tại một vị trí đắc địa nằm trên trên tuyến đường từ khu công nghiệp Nam Thăng Long đi vành đai 4 được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi đất tại quyết định số 3217/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 (7 tháng sau Dự án hoa công nghệ cao) để triển khai dự án xây dựng tuyến đường có mặt cắt đường lên tới 60m.
Để hỗ trợ công ty của ông Phan Minh Nguyệt trong việc giải phóng mặt bằng, nhiều sai phạm đã được thực hiện trái quy định của pháp luật hiện hành tại Dự án hoa công nghệ cao này.
Thứ nhất, áp dụng sai quy định của pháp luật về bồi thường
Ngày 31/12/2009, UBND huyện Từ Liêm ban hành các quyết định số 12470/QĐ-UBND, 12471/QĐ-UBND và ngày 08/2/2010, ban hành các quyết định số 1257/QĐ-UBND, 1258/QĐ-UBND, 1273/QĐ-UBND về việc thu hồi đất nông nghiệp tại xã Tây Tựu của các gia đình ông/bà: Nguyễn Thị Xuân, Đặng Thị Sen, Đinh Duy Thuyết, Chu Thị Quy, Nguyễn Văn Đoàn do ông Nguyễn Kim Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm đồng thời là Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án ký.
Trên cơ sở các quyết định của ông Nguyễn Kim Vinh, Chủ tịch huyện là ông Lê Văn Thư đã ký các phương án bồi thường, theo đó các hộ dân được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 69) và Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND TP Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quyết định 108) ban hành (cả hai văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 thay thế cho Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ và Quyết định 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND TP Hà Nội), tức là các hộ dân được bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp với hình thức hỗ trợ bằng tiền với mức giá gấp 5 lần. Các khoản tiền hỗ trợ này đều do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội chi trả.
Tuy nhiên, tháng 1/2011, ông Nguyễn Kim Vinh ký các quyết định ban hành các phương án bồi thường hỗ trợ được điều chỉnh với việc các hộ gia đình nộp lại phần tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tại các phương án cũ để đổi lại nhận được 80m2 đất ở theo Điều 40 của Quyết định 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 trong khi Quyết định 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2009 và đồng thời trong các quyết định bồi thường theo phương án mới lại đều căn cứ vào các văn bản là Nghị định 69 và Quyết định 108 (các văn bản đang có hiệu lực).
Vậy là với việc làm trái với quy định hiện hành thì Nhà nước phải trả đất cho dân còn tiền bồi thường từ nguồn do doanh nghiệp chi ra lại được thu lại. Nguồn tiền thu lại này sẽ đi về đâu? Doanh nghiệp có trách nhiệm gì đối với những suất đất mà Nhà nước phải bỏ ra trả cho dân không? Đó là những câu hỏi mà người dân tại Tây Tựu đang đặt ra.
Thứ hai, một sổ đỏ bồi thường hai hộ
Ngày 16/2/2001, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1680 QSDĐ cho gia đình ông Nguyễn Văn Thu với diện tích là 811m2 đối với 2 thửa đất là 259m2 (tờ bản đồ số 9, thửa 157) và 552m2 (tờ bản đồ số 9, thửa 110(1). Cả hai thửa này đều rơi vào Dự án hoa công nghệ cao.
Ngày 15/6/2009, UBND huyện Từ Liêm thu hồi mảnh đất 259m2 và ngày 08/2/2010 thì ra quyết định thu hồi nốt mảnh 552m2 của ông Nguyễn Văn Thu. Tháng 5/2010, UBND huyện Từ Liêm ban hành phương án bồi thường cho hai mảnh đất thuộc GCN QSDĐ số 1680 QSDĐ, theo đó mảnh 259m2 bồi thường cả hoa màu và đất cho ông Thu còn mảnh 552m2 bồi thường về đất cho ông Thu, còn hoa màu và tài sản trên đất thì bồi thường cho ông Nguyễn Văn Xuân là anh ông Thu.
Trong hồ sơ bồi thường cho gia đình nhà ông Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Văn Xuân có một đơn của ông Nguyễn Văn Cúc là anh ông Thu và ông Xuân lập ngày 29/7/2009 trình bày về việc ông Cúc đang sử dụng đất thừa định mức trong khi đó hai em của ông đều không sử dụng diện tích đất nông nghiệp nào. Trong khi đó theo định mức, các em của ông Cúc là ông Xuân và ông Thu mỗi gia đình có 3 nhân khẩu thuộc diện được cấp đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP nên mỗi nhà theo định mức được là 852m2/hộ.
Theo ông Cúc trình bày, thửa 110(1) tờ bản đồ số 9 có diện tích 696m2 ông đã cho ông Nguyễn Văn Xuân từ năm 1996 và thửa số 152 (GCN của ông Thu ghi là 157), tờ bản đồ số 9 với diện tích 252m2 (trong GCN của ông Thu ghi là 259m2) ông Cúc đã chuyển cho Nguyễn Văn Thu từ năm 1997.
Văn bản này đã có sự xác nhận của đội sản xuất số 6 và Chủ nhiệm hợp tác xã số 2 Tây Tựu. Ngày 30/10/2009, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu là ông Nguyễn Phán Đoán và cán bộ địa chính Nguyễn Việt Trung đã lập phiếu xác nhận nguồn gốc đất trái với nội dung của GCN QSDĐ 1680 và phù hợp với đơn trình bày của ông Cúc ở dạng lấp lửng là mảnh đất 552m2 có chủ sở hữu là Nguyễn Văn Xuân (Nguyễn Văn Thu); Chủ sở hữu nhà và tài sản trên đất: Nguyễn Văn Xuân (Nguyễn Văn Thu) và “đề nghị UBND huyện Từ Liêm thu hồi 552m2 đất do hộ gia đình ông (bà) Nguyễn Văn Xuân (Nguyễn Văn Thu) đang sử dụng”.
Tuy nhiên, UBND huyện Từ Liêm và Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư vẫn thực hiện bồi thường theo GCN 1680. Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Xuân đã được UBND xã Tây Tựu mời lên nhận tiền đền bù hoa màu và hỗ trợ công trình liên tiếp ba lần từ ngày 18/5, 01/6 và 12/6/2010 nhưng gia đình không nhận và yêu cầu bồi thường đất dịch vụ theo Quyết định 18/2008/QĐ-UBND.
Quyết định về việc thu hồi đất nông nghiệp tại Tây Tựu, huyện Từ Liêm.
“Cầu được ước thấy”, ngày 14/12/2010, UBND huyện Từ Liêm đã ban hành quyết định số 16709/QĐ-UBND về việc thu hồi đất tại xã Tây Tựu với việc “Thu hồi toàn bộ 696m2 đất nông nghiệp thuộc thửa số 110 (1), tờ bản đồ số 9 vẽ năm 1994 xã Tây Tựu (diện tích này đã lớn hơn so với GCN 1680- NV), do gia đình ông Nguyễn Văn Xuân, thường trú tai thôn Trung, xã Tây Tựu đang sử dụng, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp”. Quyết định này thay thế Quyết định thu hồi ngày 08/2/2010 với lý do thay thế: “Do UBND xã Tây Tựu xác nhận sai chủ sử dụng đối với phần diện tích 696m2 tại thửa số 110(1), tờ bản đồ số 9”.
Ngay sau đó, ngày 28/1/2011, UBND huyện Từ Liêm ban hành các quyết định điều chỉnh bồi thường với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tại các quyết định trước đó ngày 31/5/2010 đối với anh em ông Xuân - Thu bằng việc áp dụng quy định pháp luật đã hết hiệu lực thi hành là Điều 40, Quyết định 18 để trao cho gia đình ông Xuân, ông Thu mỗi người 80m2 đất trên một Giấy chứng nhận đứng tên một người.
Nếu thực hiện bồi thường hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng mức giá 5 lần thì việc chia tách làm 2 chủ, lợi ích là không đổi nhưng nếu tách làm 2 chủ mà bồi thường bằng đất thì lợi ích nhân lên gấp đôi (đáng nhẽ một GCN QSDĐ chỉ được một suất 80m2 nay được thành 2 suất). Theo một số người dân cho biết, ông Nguyễn Văn Xuân có tiềm lực tài chính và có quan hệ hết sức thân thiết với ông Lê Văn Việt – đương kim Chủ tịch UBND xã Tây Tựu lúc bấy giờ.
Thứ ba, lập "khống" giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ
Trong việc áp dụng sai pháp luật tại Dự án hoa công nghệ cao ở Tây Tựu, có nhiều dấu hiệu lập "khống" giấy tờ và gian lận hồ sơ nhằm tránh bị phát hiện. Cụ thể đến tận ngày 31/5/2010, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án vẫn thực hiện bồi thường theo phương án của GCN QSDĐ số 1680 tức là chủ sử dụng đất chỉ có ông Nguyễn Văn Thu.
Ấy vậy mà trong hồ sơ lại xuất hiện từ ngày 21/2/2009, biên bản số 202/BB-HĐ xác minh hiện trạng thửa đất 110, tờ bản đồ số 9, có diện tích 552m2 là của chủ sử dụng đất và tài sản trên đất là ông Nguyễn Văn Xuân. Biên bản này có chữ ký của ông Phan Minh Nguyệt – Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển ông nghiệp Hà Nội và ông Nguyễn Phán Đoán – Chủ tịch UBND xã Tây Tựu cùng toàn bộ thành viên tổ công tác nhưng không có chữ ký của chủ sử dụng đất, tài sản trên đất mà thay vào đó là dòng chữ viết tay "Đã thông qua biên bản” dưới các vị trí Chủ sử dụng đất và Chủ sử dụng tài sản.
Một số quyết định điều chỉnh hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp từ mức giá 5 lần sang 01 suất đất ở 80m2 đều đã điểu chỉnh căn cứ năm thu hồi đất từ 08/2/2010 thành năm thu hồi là 08/2/2009 (tức là hợp thức việc thu hồi đất vẫn trong thời điểm Quyết định 18 còn có hiệu lực).
Một số quyết định thu hồi đất cố gắng đẩy về ngày 30/9/2009 (trước ngày có hiệu lực của Nghị định 69 và Quyết định 108, tức là trong thời điểm Quyết định 18 còn có hiệu lực 1 ngày nữa) nhưng lộ ra sai sót trong căn cứ lại là “Căn cứ quyết định 9823/QĐ-UBND ngày 05/11/2009 của UBND huyện Từ Liêm về việc phân công công tác của các thành viên UBND huyện Từ Liêm nhiệm kỳ 2004-2011”. Vậy là quyết định ban hành lại căn cứ vào một quy định trong tương lai!?
Có rất nhiều bất thường như thế nhưng lãnh đạo UBND huyện Từ Liêm mà cụ thể là ông Nguyễn Kim Vinh vẫn thực hiện ban hành các quyết định. Lãnh đạo các phòng chuyên môn là các ông Nguyễn Quý Dương – Phó phòng Tài nguyên – Môi trường; ông Nguyễn Công Trình – Phó Ban GPMB huyện, Phó Chủ tịch HĐBTHT và TĐC dự án; ông Đỗ Anh Tuấn – Trưởng phòng Quản lý đô thị, ông Thái Minh Tuấn – Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện vẫn “dũng cảm” ký vào các phương án điều chỉnh.
Trong số những người này, ông Đỗ Anh Tuấn đã tiếp tục ký vào phương án sai khi bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Khắc Thái tại Tây Tựu ở dự án đường khu công nghiệp Nam Thăng Long đi vành đai 4 đã biến đất lưu không thành đất 64 để bồi thường sai cho gia đình ông Nguyễn Khắc Thái hơn 500 triệu hiện vẫn chưa thu hồi được cho ngân sách nhà nước.
Ông Đỗ Anh Tuấn vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức vụ và tiếp tục ngồi trong HĐND khóa mới 2016-2021. Ông Nguyễn Công Trình tiếp tục bị điểm danh sai phạm tại dự án đường 32 trong kết luận 795/KL-TTTP(P7) năm 2013 nhưng vẫn tiếp tục thăng tiến là Chánh Văn phòng UBND quận Nam Từ Liêm hiện tại.
>>> UBND TP Hà Nội xác nhận sai phạm của Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm
Nhóm PVPL
Tin khác
-
Hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân 8 tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2025
-
Nhạc kịch 'Lửa từ Đất': Khắc họa hành trình cách mạng của Bí thư Hà Nội đầu tiên
-
Giải pháp nào để ngành chè Việt phát triển xứng tầm giá trị?
-
Phú Thọ: Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra thị trường trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ
-
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2025: Miền Bắc mưa rét, miền Nam se lạnh
Hoa Tết Hà Tĩnh hứa hẹn vụ mùa bội thu, mang lại nguồn thu nhập ổn định
THPL - Nhờ xuống giống đúng thời vụ và áp dụng kỹ thuật chăm sóc hiện đại, các vùng trồng hoa Tết tại Hà Tĩnh, đặc biệt là xã Lưu Vĩnh...27/01/2025 19:28:50Kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam vượt mốc 4,3 tỷ USD trong năm 2024
THPL - Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành điều Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm...27/01/2025 16:11:03Thị trường hoa Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025: Lan hồ điệp tỏa sắc
THPL - Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, đặc biệt với...27/01/2025 20:38:07Hành trình vững bước của Cường Thành E&C: Từ khởi đầu đến vị thế tiên phong
THPL - Trong dòng chảy thời gian, năm 2018 đánh dấu sự ra đời của Công ty TNHH Thương mại Cơ điện Xây dựng và PCCC Cường Thành (Cường Thành...27/01/2025 20:30:23
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- sim số đẹp tại Simdoanhnhan.vn
- Dự án Lumi Hanoi Chủ đầu tư Capitaland
- Máy đo nhiệt độ màng phim cách nhiệt Linshang LS301
- Tai nghe cleer chính hãng