Nhiều doanh nghiệp Việt gặp khó khi xuất khẩu sang Nga - Ukraine
(THPL) - Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam làm hàng xuất nhập khẩu đi 2 quốc gia này.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
» Quý I/2022, thị trường Brazil với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang Việt Nam đứng đầu
» Xung đột Nga - Ucraina tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu nông sản Việt
» Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm vượt 100 tỷ USD
Doanh nghiệp (DN) Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine đều gặp khó khăn song lĩnh vực xuất khẩu, phải đối mặt với nhiều hệ lụy hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong tháng 2/2022 đạt trên 180 triệu USD, giảm 44,46% so với tháng 1. Đối với Ukraine, xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này trong tháng 2 đạt gần 13 triệu USD, giảm 60,3% so với tháng trước.
Theo báo Đầu tư, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và sản xuất, ngành dệt may đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động thị trường tới tăng trưởng, phát triển, hợp tác kinh tế thương mại, cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thông tin từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, xung đột Nga – Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao.
Về vận chuyển, lưu thông hàng hóa, hiện một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn hàng vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga, dẫn đến hàng hóa không xuất khẩu được, chậm thu tiền hàng để quay vòng sản xuất.
Cá biệt, có nhiều doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đi Nga, hiện đã sản xuất xong và sẵn sàng để xuất khẩu, nhưng không có hãng vận tải nào nhận hàng để đưa sang Nga. Ngoài ra, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa.
Là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực bởi xung đột Nga - Ukraine kéo dài, ngành rau quả ghi nhận mức sụt giảm tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ là 12%.
Theo báo Người lao động, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Nga là thị trường rau quả lớn thứ 9 của Việt Nam trong năm 2021 với giá trị xuất khẩu gần 76,6 triệu USD, tăng gần 41% so với năm 2020. Trong đó, riêng xuất khẩu dứa sang Nga đạt 25 triệu USD, xoài đạt 22,5 triệu USD. Tuy vậy, hiện nay, các DN hội viên hầu hết đã ngưng giao dịch tại thị trường Nga bởi vận chuyển khó khăn và trục trặc trong khâu thanh toán quốc tế.
Với ngành thủy sản, số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy xuất khẩu toàn ngành sang Nga trong tháng 3 vừa qua chỉ đạt 2,7 triệu USD, giảm 86% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang Ukraine bị dừng hoàn toàn trong tháng 3.
Ở một số lĩnh vực, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra tâm lý bất ổn với nhiều quốc gia, khiến họ tăng cường dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết dù xuất khẩu cà phê, gạo... sang các quốc gia này trong quý I/2022 đạt mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đáng nói là chi phí đầu vào của ngành nông sản gia tăng, chi phí logistics cũng tăng cao đã bào mòn đáng kể lợi nhuận của nông dân và DN.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất của DN xuất khẩu sang Nga không phải là giảm doanh thu, lợi nhuận mà bị vướng ở khâu thanh toán khiến dòng tiền không thể xoay vòng, thậm chí có nguy cơ mất trắng.
Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho hay xuất khẩu tiêu sang thị trường Nga mỗi năm khoảng 5.000-6.000 tấn, bình quân 400 tấn/tháng. Với Ukraine, xuất khẩu tiêu Việt Nam sang thị trường này chỉ khoảng vài trăm tấn mỗi năm.
Kim ngạch xuất khẩu không lớn song xung đột kéo dài khiến xuất khẩu hồ tiêu sang Nga trong 2 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 387 tấn, nửa đầu tháng 3 chỉ có 1 container 20 tấn được xuất sang thị trường này. Trong khi đó, DN tiêu của Việt Nam không thể xuất hàng vào Ukraine. Có tình trạng DN đã xuất hàng sang Ukraine nhưng rơi vào thời điểm xảy ra xung đột nên mọi kết nối bị ngắt quãng, hoạt động thanh toán bị ngưng lại. Hiện DN chỉ biết chờ đợi và hy vọng.
Công ty TNHH An Ngọc mỗi tháng xuất khoảng 80 container phi lê cá tra, mỗi container tương đương 20 tấn, sang nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Nga và Ukraine. Hằng tháng, DN này xuất khoảng 4-5 container sang 2 thị trường Nga, Ukraine và xung đột giữa 2 nước khiến khối lượng hàng này không giải phóng được. "Chúng tôi vừa xuất được một lô hàng sang thị trường khác nhưng khách hàng thanh toán tiền qua ngân hàng có nguồn gốc từ Nga nên cũng bị treo lại" - ông Cao Văn Nguyên, giám đốc công ty, lo ngại.
Phương Linh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt