11:49 ngày 19/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và hành trình “giữ lửa” sơn mài truyền thống

10:13 09/11/2022

(THPL) - Có dịp được trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, chúng tôi lại một lần nữa được mở mang tầm hiểu biết và thêm phần nể phục. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Sơn Tây - Hà Nội, người nghệ nhân trẻ tuổi này đã dành tất cả tình cảm sâu đậm của mình cho nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với anh, khát khao lớn nhất không chỉ gìn giữ sơn mài truyền thống mà còn muốn đưa hàng thủ công mỹ nghệ của người Việt tới nhiều nước trên thế giới.

Về thăm làng cổ Đường Lâm, nhắc tới nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát ai nấy đều biết rất rõ và tỏ ra vô cùng thích thú. Anh là một trong số ít nghệ nhân luôn đồng hành với những sự kiện trọng đại của đất nước. Đặc biệt, anh đã và đang tạo được sự đồng cảm sâu sắc khi liên tục được công chúng chú ý qua những bộ sưu tập đầy ý nghĩa.

Điển hình nhất phải kể tới bộ sưu tập 2.022 chú hổ sơn mài. Anh đã "động não" để biến bộ sưu tập 2.022 bức tượng và phù điêu về hổ theo cách của riêng mình, nhằm thay đổi nhận định về cái khó của biểu tượng Hổ trong nội thất.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã và đang tạo được sự đồng cảm sâu sắc khi liên tục được công chúng chú ý qua những bộ sưu tập đầy ý nghĩa.
Chính từ cái nhìn thoáng về hổ, xem hổ như thú cưng nên đàn hổ 2.022 con của anh mang những hình ảnh đầy thú vị 

Chính từ cái nhìn thoáng về hổ, xem hổ như thú cưng nên đàn hổ 2.022 con của anh mang những hình ảnh đầy thú vị như: người đánh trống, chơi đàn trên lưng hổ, tổ chim trên mình hổ, ghế ngồi trên lưng hổ…, để vẻ đẹp vừa oai hùng lẫm liệt, nhưng cũng rất thân thiện, dễ mến của hổ trong sơn mài thật sự đi vào đời sống từ bộ sưu tập độc đáo này.

Chia sẻ về cơ duyên gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho hay: Ngay khi còn nhỏ, bản thân anh đã ý thức được tình yêu của mình với những chất liệu truyền thống của người Việt. Anh vẽ mọi lúc mọi nơi, từ trên tường đất đến những mảnh ngói vỡ, hay thậm chí chỉ vẽ bằng cọng que trên cát. Thời gian trôi đi, tình yêu mỹ thuật trong anh ngày càng lớn, thôi thúc anh sáng tạo ra những tác phẩm đặc biệt, nhất là các tác phẩm mang đậm nét văn hoá dân gian Việt nam.

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát lại bận rộn với  hàng trăm bức tượng con giáp được chạm khắc tinh xảo để chào đón tết cổ truyền. 
Linh vật Sao La do nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thực hiện vào dịp Seagame vừa qua

Cùng với đôi bàn tay khéo léo và đam mê tìm hiểu nghệ thuật truyền thống nên ngay khi còn học tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã làm việc cho các cửa hàng trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ ở khu phố cổ Hà Nội. Thời gian rảnh, anh về làng sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái - Thường Tín – Hà Nội), xin học nghề từ các nghệ nhân kỳ cựu.  

Tốt nghiệp đại học, Nguyễn Tấn Phát mở doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Sơn Tây, chuyên làm tranh, đồ gia dụng, đồ trang sức khảm trai, sơn mài. Từ năm 2010 đến nay, Nguyễn Tấn Phát liên tục được trao giải thưởng thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng của Hà Nội và nhiều địa phương khác. Tiêu biểu là giải thưởng “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp TP Hà Nội” năm 2011 dành cho bộ trang sức sơn mài, giải Nhất cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014 cho bộ đĩa cá biển sơn mài…

Đến hẹn lạ lên cứ mỗi độ tết đến xuân về, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát lại bận rộn với  hàng trăm bức tượng con giáp được chạm khắc tinh xảo để chào đón tết cổ truyền. Mùi mùn gỗ hăng hắc, tiếng cóc cách đục đẽo trầm bổng như tấu nhạc. Người nghệ nhân nhân này vẫn đều đặn tạo tác con giáp của năm để thỏa đam mê và sức sáng tạo. Thế nên, trong gian trưng bày của nghệ nhân làng cổ sắp đặt vô số tượng, tranh 12 con giáp vui tươi, ngộ nghĩnh, độc đáo.

Có lẽ vì thế, mà các sản phẩm đồ lưu niệm của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ có mặt tại các đại lý lớn ở những khu du lịch trên cả nước, mà còn được bán trên các trang thương mại điện tử xuyên quốc gia. Đơn hàng đều đặn được xuất sang các thị trường nổi tiếng khó tính như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức…

Sỹ Lam

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu