Ngày 12/4, TAND TP Hà Nội xét xử đại án Gang thép Thái Nguyên
(THPL) - Hôm nay, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 19 bị cáo trong vụ đại án tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị liên quan.
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới
Quảng Ninh: Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển ma túy và hàng nóng qua biên giới
» Ai đang tiếp tay cho Công ty Quang Hưng “ăn trộm” tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên?
» Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên: Vô tình hay cố ý cho doanh nghiệp khác trục lợi?
» Gang thép Thái Nguyên: Hơn 5.000 tỷ đồng nợ vay, nhiều cựu lãnh đạo bị khởi tố
Theo đó, 14 bị cáo bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm:
Ông Mai Văn Tinh, Cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam; Trần Trọng Mừng; cựu tổng giám đốc TISCO; Trần Văn Khâm, chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc TISCO; Đậu Văn Hùng, cựu tổng giám đốc Tổng công ty thép Việt Nam; Ngô Sỹ Hán, cựu Phó tổng giám đốc TISCO; Đặng Văn Tập, cựu phó giám đốc Thường trực Ban Quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO); Đồng Quang Dương, cựu phó giám đốc, kiêm Thư ký dự án TISCO;
Nguyễn Trọng Khôi, cựu phó tổng giám đốc VNS; Trịnh Khôi Nguyên, cựu trưởng phòng Đầu tư phát triển VNS; Đỗ Xuân Hòa, cựu kế toán trưởng TISCO; Lê Thị Tuyết Lan, cựu Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO; Uông Sỹ Bính, cựu Phó phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính TISCO; Nguyễn Văn Tráng, cựu ủy viên Ban kiểm soát VNS; Đặng Thúc Kháng, cựu Ủy viên Hội đồng quản trị, kiêm Trưởng Ban kiểm soát VNS.
5 bị cáo bị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" gồm: Lê Phú Hưng (nguyên thành viên HĐQT VNS), Nguyễn Minh Xuân, Nguyễn Chí Dũng, Hoàng Ngọc Diệp, Đoàn Thu Trang - đều nguyên thành viên HĐQT VNS.
Được biết, đây là một trong 5 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm trong năm 2021.
Thẩm phán Phan Huy Cương làm chủ toạ phiên toà. Hơn 30 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được triệu tập với tư cách nguyên đơn dân sự; Công ty thép Việt Nam (VNS) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Toà cũng triệu tập đại diện Bộ Công Thương cùng các Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)...
Phiên toà dự kiến xét xử trong 10 ngày.
Theo cáo trạng xác định, năm 2005, Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS).
Năm 2007, đơn vị trúng thầu xây dựng là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Căn cứ kết quả đấu thầu, ngày 12/7/2007, ông Trần Trọng Mừng, Tổng Giám đốc TISCO cùng ông Shen He Ting (Thẩm Hạc Đình), Tổng Giám đốc MCC ký một hợp đồng có giá trị hơn 160 triệu USD (hơn 3.500 tỷ đồng).
Đây là giá trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng và đã bao gồm các loại thuế được xác định trong hợp đồng, các chi phí cần thiết để thực hiện hợp đồng theo phương thức Tổng thầu EPC.
Theo hợp đồng này, MCC phải phải hoàn thành dự án sau 30 tháng nhưng sau 11 tháng khởi công vẫn chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu.
MCC rút hết người về nước, nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và điều chỉnh tổng giá hợp đồng tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).
Cơ quan tố tụng cáo buộc biết rõ việc MCC vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, năm 2012, ông Trần Văn Khâm, người đại diện vốn chính của VNS tại TISCO ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng.
Những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và hành vi thiếu trách nhiệm của các cá nhân thuộc TISCO và VNS đã dẫn đến hậu quả làm thất thoát, lãng phí, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước với tổng số tiền lên tới hơn 830 tỷ đồng, cáo trạng nêu.
Đây là số tiền lãi suất thực tế mà TISCO đã phải trả cho các ngân hàng kể từ khi dự án chậm tiến độ (từ ngày 31/5/2011) đến thời điểm khởi tố vụ án (ngày 18/4/2019).
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt