01:19 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ngành tôm đặt mục tiêu 4 tỷ USD trong năm 2024

20:36 23/02/2024

(THPL) - Xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10 - 15% trong năm 2024 bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu.

Ngày 23/2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2024.

Tại Hội nghị, bà Trần Thụy Quế Phương - chánh văn phòng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 100 thị trường và nằm trong Top 4 thế giới cùng với Ecuador, Ấn Độ và Indonesia về xuất khẩu. Tôm Việt Nam chiếm vị trí nhất định tại các thị trường chính. Cụ thể, đứng thứ tư tại thị trường Hoa Kỳ; đứng thứ thứ 3 tại thị trường Trung Quốc; đứng thứ 2 tại thị trường EU; thứ nhất tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh.

Thông tin về những thách thức đối với ngành tôm trong năm 2024, bà Phương cho hay, chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với các nước, Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn cạnh tranh về giá với các nước Ecudor và Ấn độ. Việc sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là giải pháp cấp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam được nhận định sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10 - 15% trong năm 2024 bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu. Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.

Ngành tôm đặt mục tiêu 4 tỷ USD trong năm 2024. Ảnh minh hoạ

Theo thống kê của Cục Thủy sản, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,45 tỷ USD và dự kiến đạt 4 - 4,3 tỷ USD trong năm 2024. Dự báo nguồn cung tôm nước lợ toàn cầu tiếp tục tăng khoảng 4,8% trong năm 2024. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho ngành tôm Việt Nam.

Trước những thông tin trên, phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần tổ chức liên kết, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn; ngăn chặn kịp thời những sản phẩm như con giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong nuôi tôm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thực hiện có hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Đồng thời tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người nuôi tôm tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; rà soát, nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm cung cấp tín dụng qua liên kết chuỗi để triển khai thực hiện; quan tâm phát triển các sản phẩm phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu