Dự báo xuất khẩu tôm sang EU sẽ gặp khó trong năm 2024
(THPL) - Hiện nay, xung đột Biển Đỏ khiến cước vận tải biển tăng mạnh có thể khiến Ecuador giảm xuất khẩu tôm sang khu vực Đông Á do phải chịu áp lực chi phí vận tải biển gia tăng. Và xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu Âu cũng được dự báo sẽ khó khăn hơn trong năm 2024.
Tin liên quan
» Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc
» Nguyên nhân ách tắc xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc
» Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), để xuất khẩu tôm năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023 đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục vượt khó trên chặng đường phục hồi.
Với thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm Việt Nam là Mỹ, từ tháng 7/2023 thị trường này này liên tục tăng trưởng 2 con số. Điều đó đã giúp cả năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ rút đà giảm còn 15% so với năm 2022 và đạt 682 triệu USD. Cùng với đó, số liệu nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 11/2023 cũng ghi nhận tháng thứ 5 tăng trưởng liên tiếp. Tồn kho giảm, các chỉ số của nền kinh tế Mỹ đang tốt dần, nhu cầu cao hơn phục vụ đợt cuối năm. Lạm phát tại Mỹ đã giảm khá mạnh trong năm 2023.
Trước tình hình trên, VASEP nhận định xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng nhẹ trong năm 2024 khi nhu cầu ăn uống cải thiện, lạm phát hạ nhiệt, doanh số bán lẻ tại Mỹ phục hồi. Tuy nhiên, thị trường này cũng còn tiềm ẩn nhiều khó khăn khi mới đây Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ nộp đơn đề nghị điều tra thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu; trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, căng thẳng Biển Đỏ đầu năm 2024, khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ tăng cũng là một chướng ngại cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ thời gian này.
Trong các thị trường lớn nhập khẩu tôm Việt Nam giảm mạnh nhất là EU với mức giảm 39% trong năm 2023 và đạt 421 triệu USD. Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU gồm Ecuador và Ấn Độ. Trên thị trường này, tôm Việt Nam vẫn giữ được ưu thế ở phân khúc cao cấp.
Sức cạnh tranh của tôm các đối thủ cũng đang mạnh dần lên. Nhưng điều ngành thủy sản lo lắng là vẫn còn những bất ổn về kinh tế và chính trị nên thị trường EU sẽ chưa thể phục hồi trong phần lớn năm 2024. Dự kiến nhu cầu sẽ giữ ở mức ổn định.
Đứng trước nhiều khó khăn trên, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị FIMEX Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp tôm càng cần có sự phối hợp thật tốt để vượt qua khó khăn mới này.
Hiện nay, xu thế hầu hết các thị trường trọng điểm của tôm nói riêng, nông sản nói chung như EU, Nhật Bản… đang đưa ra yêu cầu sản phẩm phải sản xuất xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính. Trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm, nhiều công đoạn gây phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, lượng phát thải ở các mô hình nuôi tôm theo hướng xanh như tôm lúa lại vô cùng thấp, tiệm cận mức NetZero.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào các mô hình sản xuất tôm lúa, quảng canh xanh được xem là giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững - giảm phát thải mà toàn ngành đang hướng đến. Mô hình "Nuôi tôm sú - lúa hữu cơ phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long" đang được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với doanh nghiệp triển khai tại 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Kiên Giang.
Tôm sạch, tôm sinh thái cũng là một phân khúc được các thị trường đón nhận và có giá trị cao. Vì thế, ngành nông nghiệp nói chung và ngành tôm nói riêng đang nhận được nhiều nguồn lực và kỹ thuật để chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, giảm phát thải như mô hình nuôi tôm sú lúa hữu cơ ứng dụng công nghệ sinh học đang triển khai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển đổi sản xuất tôm theo hướng nuôi trồng và chế biến sinh thái, tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính được coi là hướng đi quan trọng để tôm Việt Nam giữ vững và mở rộng thị phần trên thị trường tôm thế giới.
Tú Linh (T/h)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024