Nguyên nhân ách tắc xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc
(THPL) - Ngày 13/11, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường đã gửi văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ NN&PTNT về nguyên nhân xuất khẩu tôm hùm bông từ Việt Nam vào Trung Quốc bị ách tắc từ tháng 8 đến nay.
Tin liên quan
» Xuất khẩu thủy sản khởi sắc trở lại, tôm hùm tăng gấp 30 lần
» Tôm hùm rớt giá mạnh, chỉ 580.000 đồng/kg
» Thực hư thông tin tôm hùm chưa đến 200.000 đồng/kg ngập tràn chợ mạng
Theo báo cáo cho biết, từ tháng 9 đơn vị này đã trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để cùng tìm hiểu nguyên nhân. Liên quan vụ việc, ngày 10/11, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức cuộc làm việc trực tuyến giữa các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc với Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; Cục Thủy sản để trao đổi về tình hình xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc.
Tại cuộc làm việc này, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông tin về quy định mới của nước này. Theo đó, từ ngày 1/2/2021, Trung Quốc đã sửa đổi danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần được bảo vệ, trong đó tôm hùm bông là loài cần được bảo vệ cấp độ 2.
Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc sửa đổi luật Bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh đối với tôm hùm bông và các loài trong danh mục động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ. Cụ thể, đối với tôm hùm bông nuôi thì không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng; không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (con giống phải là thế hệ F2). Xuất khẩu tôm hùm bông nuôi vào Trung Quốc phải xin cấp phép về bảo vệ động vật hoang dã từ Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Phía Trung Quốc yêu cầu đối với cơ sở bao gói, cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu phải thực hiện đăng ký thông tin cụ thể về cơ sở nuôi tôm hùm.
Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường cho rằng, vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, nguy cấp và các thủ tục (của cả nhà nhập khẩu và cơ sở xuất khẩu) chứng minh quá trình nuôi trồng (từ con giống) đáp ứng yêu cầu này. Các yêu cầu về an toàn thực phẩm, thủ tục hải quan không có gì thay đổi. Cục này cũng đề xuất Bộ NN&PTNT thông báo tới các cơ sở bao gói xuất khẩu, cơ sở nuôi tôm hùm bông về quy định biểu mẫu đăng ký của Trung Quốc đối với xuất khẩu tôm hùm bông sống vào thị trường này.
Sau khi phía Trung Quốc cung cấp biểu mẫu đăng ký mới, Cục Thủy sản chỉ đạo và phối hợp các địa phương thực hiện rà soát, thẩm tra và hoàn thiện danh sách các cơ sở cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu sang Trung Quốc đáp ứng các quy định của Việt Nam và Trung Quốc chuyển Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường để gửi cho phía Trung Quốc.
Để đảm bảo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, đăng ký với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, tổ chức làm việc với Đoàn kiểm tra trực tuyến hoặc trực tiếp của Trung Quốc khi được yêu cầu.
Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với Cục Thủy sản, Cục Thú y tham mưu việc xây dựng, góp ý, trình cấp thẩm quyền ký kết Nghị định thư về kiểm soát thủy sản sống khai thác tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi nhận được đề nghị chính thức từ Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật Trung Quốc.
Theo tìm hiểu, đến nay phía Trung Quốc đã phê duyệt cho 46 cơ sở bao gói tôm hùm xuất khẩu sang nước này (bao gồm tôm hùm bông).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm hùm Việt Nam. Trung bình mỗi ngày, nước ta xuất khẩu khoảng 20-60 tấn, chủ yếu đến các thành phố lớn như Thượng Hải, Thẩm Quyến. Tính đến hết tháng 8 năm nay, xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 76 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022.
Từ tháng 8/2023 đến nay, xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc, khiến việc xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ tháo gỡ. Còn ở thủ phủ nuôi tôm hùm bông như Phú Yên, Khánh Hòa, người nuôi tôm cũng lao đao vì giá tôm hùm bông giảm mạnh sau thông tin xuất khẩu mặt hàng này gặp khó.
Theo chị Nguyễn Thị Anh Thư, Giám đốc Công ty TNHH thủy sản và thương mại tổng hợp Thành Nhơn cho biết, hiện giá tôm hùm bông giảm gần một nửa vì đầu ra bị chặn đứng. Trước đây, tôm hùm bông đạt trọng lượng 500gram đã được bắt bán, giá dao động từ 1,7-1,9 triệu đồng. Hiện nay, giá tôm chỉ còn mức 1,05 triệu đồng/kg cho tôm có trọng lượng 700-900gram nhưng không ai dám nhập vì không có đầu ra.
“Đây là giá giảm chưa có tiền lệ. Con giống tôm hùm bông rất đắt và kỹ thuật nuôi cũng công phu. Dòng tôm này phải được nuôi ở chỗ có độ mặn, độ lạnh nhiều hơn, nước sâu và trong, thức ăn cho tôm cũng rất tốn kém. Nên nếu nuôi tôm hùm bông chết sẽ lỗ rất nhiều”, chị Thư cho biết.
Cũng theo chị Thư, phía doanh nghiệp khổ 1 thì người dân nuôi tôm khổ 10. Không ít lần, chị nhận được lời cầu cứu từ người dân nuôi tôm tại các vùng như sông Cầu, Bình Hưng. Các vùng nước như Vũng Rô - Đầm Môn (Cam Ranh) chuyên nuôi tôm bông chịu thiệt hại nặng nề nhất vì không có tôm xanh để bán như những vùng khác. Họ sẵn sàng bán rẻ, bán tháo để không trắng tay. Dù đã nỗ lực hỗ trợ giải cứu, thế nhưng, doanh nghiệp của chị Thư cũng chỉ có thể thu mua 2-3 tấn.
“Chúng tôi không thể hỗ trợ nhiều vì hiện tại chỉ có thể tập trung vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, tôm hùm bông là dòng hải sản cao cấp, không phải ai cũng có đủ hầu bao để chi trả nên rất khó tiêu thụ”, chị Thư nói.
Minh Anh (t/h)
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt