"Ngấm đòn" COVID - 19, doanh nghiệp cần hỗ trợ gì để vực dậy?
(THPL) - Đại dịch Covid - 19 tiếp tục có những tác động nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới, do vậy Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mang tính dài hạn hơn. Cụ thể là những chính sách gì?
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Trưa 12/5, thêm 19 ca mắc COVID-19 trong nước tại 6 tỉnh, thành phố
» Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn doanh nghiệp bắt tay tăng giá thép
» 5 doanh nghiệp bị dừng làm thủ tục hải quan vì nợ thuế
"Đòn Covid" mỗi ngày một ngấm
87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực từ đại dịch Covid – 19 và để cầm cự trước dịch bệnh, 35% doanh nghiệp tư nhân, 22% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã phải cho người lao động nghỉ việc. Kết quả cuộc điều tra với quy mô hơn 10 nghìn doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) cùng thực hiện trong năm 2020 là điều đã được tiên liệu.
Cũng không bất ngờ khi doanh nghiệp ngày càng “ngấm đòn” trước những làn sóng Covid. Chưa kịp hồi phục sau “bạo bệnh" do đại dịch Covid - 19 gây ra trong hai đợt đầu, doanh nghiệp lại bị dội tiếp đợt dịch thứ 3 hồi trước Tết nguyên đán. Hệ quả là hơn 40.000 doanh nghiệp đã phải rời thị trường trong quý đầu tiên của năm 2021, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi tháng qua có 13.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, vượt xa con số trung bình hàng tháng của năm 2020 (8.475 doanh nghiệp rời thị trường).
Diễn biến này cho thấy khó khăn vẫn đang bủa vây doanh nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ chưa được như mong đợi, nếu không muốn nói là còn khá khiêm tốn.
Chính sách nhiều nhưng chưa đủ
Rất nhiều chính sách đã được các cơ quan Nhà nước ban hành kể từ khi đại dịch Covid - 19 bùng phát cho đến nay nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua và phục hồi sau dịch bệnh. Theo khảo sát của VCCI, tính đến 31/12/2020, cả nước có 95 văn bản về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bao gồm cả cấp Trung ương và địa phương.
Mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua cơn bão Covid của chính quyền các cấp rõ ràng là không thể phủ nhận nhưng từ chính sách đến hành động thực tiễn, khoảng cách vẫn còn rất lớn. Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, chính sách gia hạn về thuế dễ tiếp cận nhất. Ngược lại, việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động được đánh giá là khó tiếp cận nhất.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết một số chính sách hỗ trợ còn tồn tại nhiều bất cập, mà cơ bản là các điều kiện tiếp cận được các gói hỗ trợ quá ngặt nghèo, thiếu thực tế.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Thị Hồng Thủy xác nhận, đa số doanh nghiệp không tiếp cận được chính sách hỗ trợ người lao động vì không thể đáp ứng các điều kiện đi kèm về số lao động nghỉ việc và doanh thu của doanh nghiệp… Trong các văn bản sửa đổi và hướng dẫn, Chính phủ chỉ mở rộng đối tượng chứ không thay đổi điều kiện nhận hỗ trợ. “Như vậy, có thể nhận thấy, chính sách chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống”, bà Thủy nhận xét.
Cứu doanh nghiệp là cứu nền kinh tế
Dù Việt Nam vẫn đang giữ gìn được thành quả chống dịch nhưng phía trước là rất nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, sự tái bùng phát của Covid -19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong toả tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn. Cùng với đó, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.
Ở trong cuộc, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thừa nhận luôn ở trong trạng thái phập phồng, không đoán định được tương lai dù đã nỗ lực tìm hướng đi trong tình hình khó khăn chung hiện nay.
Giới phân tích dự báo với tình dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế thì khả năng số doanh nghiệp rời thị trường sẽ tiếp tục tăng cao, nếu các chính sách hỗ trợ không kịp thời và nhanh chóng đi vào thực tế.
Trước thực tế này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục có cơ chế chính sách mạnh hơn để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cụ thể là người dân và doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ đại dịch. “Đây không chỉ là các gói hỗ trợ, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn mà còn là giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Bình nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế C&A Vũ Thị An cho rằng các gói hỗ trợ doanh nghiệp phải được duy trì vì dịch bệnh chưa biết khi nào kết thúc, thậm chí diễn biến ngày một phức tạp. “Chúng ta không cần hô khẩu hiệu, nghị quyết nữa mà cần thiết thực. Tôi nghĩ điều mong muốn nhất bây giờ là các doanh nghiệp cần được Chính phủ thương thật”, bà An nói.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất năm 2021, cần tiếp tục phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và kết hợp cải cách thể chế kinh tế. Năm 2022 phải kết hợp giải pháp phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế. Phải đến năm 2023, rút dần các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, tập trung cải cách thể chế kinh tế.
Theo khuyến nghị của TS. Phạm Thế Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp.
Hỗ trợ phải thực chất
Khảo sát của VCCI và WB ghi nhận đa số doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kéo dài chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế, gia hạn nộp thuế, giảm gia hạn các khoản đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn trong năm 2021 và 2022.
Về dài hạn, các chuyên gia kinh tế cho rằng, sự ổn định của chính sách thuế (không tăng thuế hoặc ra thêm những sắc thuế mới trong những năm tới) là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển để đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Bởi lẽ, chi phí thuế tăng có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt sau những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì việc tăng thuế sẽ càng làm trầm trọng thêm thực trạng này. Đồng thời, thuế tăng cũng ảnh hưởng đến sức mua và doanh thu của các doanh nghiệp, kéo theo đó doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm nhân lực để bù lỗ, gây hiện tượng thất nghiệp cao. Do vậy, để giúp doanh nghiệp có thời gian phục hồi, cần tiếp tục chú trọng miễn, giảm thuế, không đưa ra các sắc thuế mới vào thời điểm này, gây hoang mang cho doanh nghiệp.
Đây cũng là quan điểm của chuyên gia kinh tế PSG-TS Ngô Trí Long. Theo ông, thuế là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội, có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và tác động tới sự ổn định kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm…). “Do đó, cần phải có những sắc thuế phù hợp với thực tiễn và ổn định để doanh nghiệp còn yên tâm làm ăn, phục hồi sau dịch Covid-19”, ông Long đề nghị.
Hàng chục năm gắn bó với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI) cho rằng, muốn “đại bàng” đến làm tổ, Việt Nam buộc phải chú trọng đến mối quan tâm của họ, trong đó có khía cạnh công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp. Điều này vô cùng quan trọng trong bối cảnh dòng vốn đầu tư quốc tế dịch chuyển cùng với sự sắp xếp lại chuỗi ứng toàn cầu, kể từ khi thương chiến Mỹ - Trung được kích hoạt và nhất là trước tác động của đại dịch Covid-19 có thể giúp Việt Nam có cơ hội vươn lên thoát khỏi nhóm nước đang phát triển.
LyLy
Tin khác
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024