Năm 2018 và những dấu ấn tăng trưởng kinh tế vượt trội
(THPL) - Tăng trưởng GDP ước đạt mức kỷ lục 7,08% cao hơn mục tiêu đề ra, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục ước đạt 60 tỷ USD, môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện mạnh mẽ, tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đăng cai Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018, Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, kinh tế nông thôn phát triển với nhiều kết quả tích cực, kỷ lục đón 15 triệu lượt khách quốc tế, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đi vào hoạt động,… là những dấu ấn tiêu biểu nhất về kinh tế trong năm 2018.
Tin liên quan
- Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng
» Bản tin Kinh tế - Tài chính số 02: Tín dụng đen bùng phát mạnh dịp cuối năm
» Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những rủi ro ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
» Môi trường kinh doanh Việt Nam được xếp hạng thứ 69/190 nền kinh tế
Về tăng trưởng GDP, năm 2018 đạt mức kỷ lục, ước đạt 7,08%, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Có được mức tăng trưởng ngoạn mục này Chính phủ đã nỗ lực chỉ đạo, điều hành các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp của Nghị quyết số 01, sát sao trong xây dựng và thực hiện các kịch bản tăng trưởng cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm,… Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 3,54% - đảm bảo mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017...
Về kim ngạch xuất nhập khẩu, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm ước đạt trên 482,23 tỷ USD, đặc biệt, lần đầu tiên đạt mức xuất siêu 7,2 tỷ USD, và là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được. Như vậy, Việt Nam đã có 3 năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái. Có được kim ngạch xuất nhập khẩu kỷ lục này là nhờ thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, qua đó tạo cơ hội để thúc đẩy dòng chảy thương mại. Việc ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo toàn cầu của mình ở Việt Nam cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng xuất siêu cho Việt Nam.
Về dự trữ ngoại hối, hiện đạt mức kỷ lục, ước đạt 60 tỷ USD, tăng 3,3 lần so với cách đây 3 năm. Một trong những nguyên nhân khiến dự trữ ngoại hối tăng vọt là kiều hối về nước cũng đạt kỷ lục. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), kiều hối của Việt Nam năm 2018 đạt 15,9 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm những nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới, trung bình mỗi năm, kiều hối về Việt Nam tăng 10% (năm 2017, kiều hối của cả nước đạt 13,8 tỷ USD).
Về môi trường kinh doanh, đầu tư thì được cải thiện mạnh mẽ, thúc đẩy các kế hoạch đầu tư lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2018 ghi nhận kỷ lục về cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành sau gần 20 năm thực hiện. Đây cũng là năm đầu tiên, Chính phủ có nghị quyết riêng về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2018 xác lập kỷ lục mới, với 131.275 doanh nghiệp. Đáng chú ý, năm 2018 là năm của các dự án quy mô lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, quy mô 335 ha, đã đi vào hoạt động sau hơn 1 năm xây dựng. Sân bay Quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư đã chính thức đón chuyến bay thương mại đầu tiên…
Về tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ tiếp tục khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của khu vực này đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, như thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, bổ sung vốn cho phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Đồng thời, Chính phủ cũng đề ra chiến lược mới trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới, với mục tiêu tối ưu hóa lợi ích của dòng vốn này, tập trung thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn lớn, sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, gia tăng liên kết với doanh nghiệp trong nước để tạo sức lan tỏa đối với nền kinh tế.
Về Việt Nam đăng cai Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN), đây là dấu ấn quan trọng nhất trong công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2018. Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”, chủ nhà Việt Nam đã có nhiều sáng kiến thiết thực, như xây dựng quy tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu, hòa mạng di động một giá cước của ASEAN; kết nối mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời cho các nước ASEAN, xây dựng chuẩn kỹ năng chung trong ASEAN về công nghệ thông tin… Năm 2018 cũng là năm ghi nhận nhiều dấu ấn chính sách liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Đặc biệt, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong vai trò nhà đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển...
Về Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với việc đã có 7 thành viên thông qua, trong đó có Việt Nam, CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, với nội dung gần như giữ nguyên so với TPP dù 22 điều khoản được hoãn thực thi chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa 11 nước thành viên.
Về kinh tế nông thôn phát triển với nhiều kết quả tích cực, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, năm 2018, cả nước đã đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới và phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù (Mỗi xã một sản phẩm - OCOP), hướng đến mục tiêu hoàn thành toàn bộ các tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020.
Về du lịch, năm nay đạt kỷ lục đón 15 triệu lượt khách quốc tế, đây là lần đầu tiên, du lịch Việt Nam đạt được con số này, đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch. Năm 2018, du lịch Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá xếp thứ 6/10 quốc gia tăng trưởng khách du lịch cao nhất. Việt Nam cũng được ghi nhận là điểm đến du lịch hàng đầu khu vực châu Á trong lễ trao giải của World Travel Awards và là điểm đến chơi golf hàng đầu châu Á trong lễ trao giải của Golf World Travel Awards.
Và cuối cùng là sự kiện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đi vào hoạt động, trở thành đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn với số vốn 1 triệu tỷ đồng, tài sản trị giá 2,3 triệu tỷ đồng. Sau 20 năm đổi mới doanh nghiệp nhà nước, sự ra đời Ủy ban là bước đi quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
TÂN LẬP
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Mua bán sim số đẹp tại https://khosimvietnam.vn