01:55 ngày 28/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Một số lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Australia

17:15 12/06/2023

(THPL) - Khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Australia, doanh nghiệp Việt cần lưu ý về các rào cản kỹ thuật, nhãn mác và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt hơn 4,52 tỷ USD, giảm 5,81% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất của Việt Nam sang Australia đạt gần 1,69 tỷ USD, giảm 114,69 triệu USD (tương đương giảm 7,89%) so với cùng kỳ năm 2022. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt hơn 2,83 tỷ USD, giảm 134,40 triệu USD (tương đương tăng 4,53%) so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện nay, thuế xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang Australia hầu hết về 0%, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ các nước thành viên…Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà hai nước là thành viên đã phát huy tác dụng; Hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Australia.

Cùng với những thuận lợi, hiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện và từng bước nâng cao, tuy nhiên chưa đồng đều và thiếu ổn định. Mặt khác, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tham gia các FTA cũng sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Australia. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến xuất khẩu hàng hoá sang Australia, ông Vũ Huy Phúc - Phó trưởng bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, tại thị trường này, các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Hoa Kỳ và EU. Bên cạnh đó, nông sản còn chịu sự cạnh tranh lớn của các nước khác tại thị trường Australia.

Nhiều quy định về nhập khẩu như: Chính sách thuế và thuế suất; quy định về bao bì, nhãn mác; quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch; quyền sở hữu trí tuệ; thương hiệu; tập quán kinh doanh,... các doanh nghiệp cũng cần lưu ý. Nói thêm về quy định bao bì, nhãn mác, ông Phúc cho biết, các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây sang Australia gồm: Các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật; yêu cầu chung về thiết lập và giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói,...

Trong thời gian qua, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ quảng bá sản phẩm của Việt Nam được Thương vụ Việt Nam tại Australia triển khai một cách tích cực, hiệu quả. Theo đó, đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gian Hội chợ quốc tế Foodservice (tháng 4); phối hợp Đại sứ quán quảng bá “Make in Viet Nam” tại Hội chợ quốc tế Foodservice, trong đó, tập trung các ngành nông sản chủ lực có thế mạnh của Việt Nam; phối hợp Đại sứ quán và doanh nghiệp tổ chức các sự kiện dùng thử mít đông lạnh, chuối đông lạnh, dứa đông lạnh,…

Việc thâm nhập thị trường đã khó, việc giữa được thị trường còn khó hơn. Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, sau nỗ lực xây dựng thương hiệu, sầu riêng Ri6, gạo ST25, mít đông lạnh, chanh leo đông lạnh, hạt điều, dừa Việt Nam đã có thương hiệu tại thị trường này. Do đó, đề nghị doanh nghiệp không trộn hàng loại 2 để phá giá, việc này sẽ làm người tiêu dùng quay lưng với nông sản Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp đang có đơn hàng chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Australia cần đảm bảo việc hàng hóa đã đáp ứng các điều kiện nhập khẩu an toàn sinh học và chuẩn bị đầy đủ tài liệu nhập khẩu tối thiểu theo quy định của Australia. Đảm bảo các thùng chứa hàng hóa và thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ đúng yêu cầu, sạch sẽ để hạn chế các rủi ro sẽ ảnh hưởng tới tiến độ kiểm tra hàng hóa. Đặc biệt lưu tâm chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cập nhật thường xuyên những quy định của Australia; chủ động theo dõi, trao đổi với nhà nhập khẩu, đơn vị tư vấn luật, Thương vụ Việt Nam tại Australia để tránh vướng mắc phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Trước đó, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên từng nhận định, đối với rau quả, Australia không phải là thị trường lớn, tiêu thụ ít nhưng đòi hỏi chất lượng khá cao. Tuy nhiên, đây là một thị trường ngách để doanh nghiệp tận dụng các cơ hội để xuất khẩu. 

Và để tăng giá trị các mặt hàng nông sản trong năm 2023, Bộ NN&PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, với sản phẩm trồng trọt, toàn ngành sẽ tập trung tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm đã được cấp phép tiếp cận thị trường xuất khẩu trong năm 2022 như: Trung Quốc (chanh leo, sầu riêng, chuối), New Zealand (chanh, bưởi), Nhật Bản (nhãn), Hoa Kỳ (bưởi). Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm mà thị trường truyền thống có nhu cầu lớn trong năm 2023 như: Hoa Kỳ (gỗ, hạt tiêu, cà phê), Trung Quốc (trái cây, rau quả), EU (rau quả, gỗ), Đông Bắc Á (rau quả, cây gia vị), ASEAN (gạo, gỗ); thị trường tiềm năng như Ả rập Xê út (gạo, chè, cà phê).

Tiếp tục đàm phán để thúc đẩy mở cửa thị trường cho các sản phẩm trồng trọt như: Trung Quốc (ký nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài; mở cửa chính ngạch cho bơ, na, bưởi); Hàn Quốc (thanh long ruột đỏ); Ấn Độ (nhãn, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, bơ, dừa, dưa hấu, dâu tây)...

Thanh Mai (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu