Làng nghề tre Xuân Lai: Thăng hoa hồn tre Việt
(THPL) – Từ cây tre mộc mạc thân thương, với đôi bàn tay khéo léo, người Xuân Lai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đã sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo, hữu ích. Nghề truyền thống giúp người Xuân Lai làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Thương hiệu mây tre đan Thượng Hiền: Khẳng định giá trị trăm năm
» Làng nghề đan lát Ba Đông, Phú Thọ: Còn mây tre thì còn nghề!
» Làng nghề truyền thống Ninh Sở: “Kết duyên” cho mây, tre
Nghề làm tre trúc ở xã Xuân Lai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) không biết có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, bao thế hệ người Xuân Lai sinh ra, lớn lên đã in sâu trong kí ức hình ảnh cây tre chất ngất quanh làng, tiếng đục đẽo kì cạch rộn rã.
Từ xa xưa, người dân Xuân Lai đã dùng tre trúc để làm nhà, giường, bàn ghế, vật dụng sinh hoạt… Dần dần, với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, người làm nghề ở Xuân La sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới: bình phong, xích đu, kệ để đồ…. Thợ Xuân Lai cũng dựng cả những công trình nhà ở, quán xá bằng tre trúc theo yêu cầu khách hàng.
Điểm khác biệt của sản phẩm tre trúc Xuân La so với sản phẩm tre trúc các địa phương khác đó là sản phẩm tre trúc Xuân La có nhiều sắc độ khác nhau, từ đen bóng đến nâu cánh gián, nâu nhạt, vàng…. được tạo nên bằng kỹ thuật hoàn toàn tự nhiên chứ không sơn phết tạo màu.
Cây tre trúc mua về từ một số tỉnh sẽ được ngâm dưới ao nước khoảng 6 tháng để tránh mối mọt, tăng độ dẻo dai. Sau khi vớt lên, người ta cạo bỏ lớp vỏ hay gọi là cạo tinh tre rồi hơ lửa để nắn cho thẳng. Cây tre đạt yêu cầu sau đó được đưa vào lò hun khói từ 8- 12 ngày để đạt theo màu sắc mong muốn. Vật liệu dùng để tạo khói là rơm trộn bùn. Quá trình hun khiến cây tre được sấy khô trở nên rất nhẹ, bền chắc, giữ màu trong nhiều năm.
Sau khi hun, người thợ sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn nữa mới ra được thành phẩm. Ở Xuân Lai, mỗi người thợ đảm nhận 1 công đoạn. Nam giới đảm nhận phần kỹ thuật khó như đục đẽo, lên khung, phụ nữ làm công đoạn nhẹ hơn: xếp nan, thắt nút….
Sản phẩm tre trúc Xuân Lai chất lượng tốt, có dóng đều thẳng, không sâu, mấu nhỏ, chắc chắn, được chăm chút tỉ mỉ nên thị trường rất ưa chuộng. Hiện nay, xu hướng sống xanh ngày càng phát triển nên các sản phẩm nội thất tre trúc Xuân Lai mang vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, gần gũi nhưng không kém phần sang trọng, càng có sức hút mạnh mẽ, đặc biệt rất an toàn do cách chế tác hoàn toàn tự nhiên.
Nói về sự sáng tạo của người thợ Xuân Lai, không thể không kể đến sản phẩm độc đáo – Tranh tre hun khói. Là sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” nhưng tranh tre hun khói nhanh chóng góp phần tạo nên thương hiệu “Làng tre trúc Xuân Lai”.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ (xã Xuân Lai), cho biết, để hoàn thành 1 bức tranh tre hun khói phải mất từ 6-7 tháng kể từ khâu đầu tiên chọn tre, ngâm tre, hun khói, ghép mảnh, vẽ, cạo tạo hình, phủ bóng, đóng khung. Làm tranh tre đòi hỏi người thợ phải có khiếu nghệ thuật, chứ không đơn thuần giống như làm sản phẩm truyền thống: Bàn ghế, giá sách, xích đu...
Với đặc trưng có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao, dung dị, gần gũi mà rất tinh tế, sản phẩm tre trúc Xuân Lai không chỉ được người dân trong nước đón nhận mà còn được bè bạn quốc tế rất ưa chuộng.
Mang trong mình truyền thống văn hóa vùng đất địa linh nhân kiệt, người Xuân Lai luôn tự hào về nghề truyền thống từ tre trúc của cha ông trao truyền. Hiện nay, xã Xuân Lai có khoảng 250 hộ làm nghề tre trúc trong đó 45 hộ chuyên sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp. Nghề truyền thống giúp đời sống kinh tế của Xuân Lai phát triển, giàu có.
Năm 2014, Xuân Lai được UBND tỉnh Bắc Ninh công nhận là làng nghề truyền thống. Năm 2016, sản phẩm tre trúc Xuân Lai được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Thảo Nguyên
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt