Hiệp hội Kết cấu thép: Nỗ lực, đồng lòng vượt qua khó khăn do dịch Covid-19
(THPL) - Thị trường thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức thời kỳ hậu Covid-19 bởi các ngành sản xuất có sử dụng thép như xây dựng, ôtô, xe máy, điện tử vẫn chưa hoàn toàn khôi phục. Thép khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực kết cấu thép cũng gặp những khăn nhất định...
Tin liên quan
- Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng
» Sếp Bamboo Airways: "Ưu tiên tạo sản phẩm giàu giá trị gia tăng với tiêu chí an toàn là số 1 hậu Covid-19"
» WHO ngừng thử nghiệm thuốc sốt rét hydroxychlo trị COVID-19
Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết ngành thép tiếp tục đối mặt với khó khăn giai đoạn hậu giãn cách xã hội. Thép gặp khó nên kéo theo hiện tượng domino, hàng loạt các lĩnh vực liên quan như kết cấu thép... cũng gặp khó.
Nhiều ngành sử dụng thép như công nghiệp xây dựng, hạ tầng cơ sở, ôtô, xe máy, điện tử phần lớn vẫn chưa hồi phục mức tiêu thụ như bình thường, thể hiện qua các chỉ số sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép trong toàn ngành, trong đó mức sụt giảm rất sâu của thị trường xuất khẩu càng khiến ngành thép khó chồng khó.
Theo số liệu tính toán của nhà quản lý, tính đến cuối tháng 4-2020, sản xuất thép thành phẩm các loại khoảng 7,5 triệu tấn, tiêu thụ 6,75 triệu tấn, giảm lần lượt 8,4% và 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu thép trong quý I của năm 2020 chỉ đạt được khoảng 1,28 triệu tấn, con số này là giảm đến 25% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nếu tính riêng tháng 4-2020, xuất khẩu thép trong tháng chỉ đạt xấp xỉ 262.000 tấn, giảm đến 37,99% so với tháng trước.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) dự báo tình hình sẽ khả quan hơn từ giữa quý 2-2020, khi dịch bệnh đã được kiểm soát ở thị trường nội địa và các chính sách cùng gói đầu tư công sẽ được triển khai giúp thị trường khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, đối với thị trường xuất khẩu, việc hồi phục phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của các nước khu vực Đông Nam Á – thị trường đang chiếm đến 60% tổng lượng thép xuất khẩu và 57,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hiện nay.
Những con số nói trên cho thấy, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho cả xã hội chao đảo, hầu như không một ngành kinh tế nào không bị tác động ngoại trừ ngành sản xuất và xuất khẩu trang thiết bị y tế. Thép là một trong những ngành ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.
Theo VSA, dịch bệnh tấn công hầu hết các ngành sản xuất, làm tắc nghẽn thị trường , không lưu thông được hàng hóa. Hầu hết các công trường, công trình xây dựng có sử dụng đến mặt hàng thép đều tạm ngừng thi công. Gần như cả quý I của năm nay, các giao dịch liên quan đến thép đều ngưng trệ.
Và tất nhiên, khi ngành thép bị ảnh hưởng bởi dịch, các doanh nghiệp kết cấu thép cũng bị tác động theo. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cho biết, dịch Covid-19 đã có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Bởi trên thực tế, rõ ràng khi những lĩnh vực liên quan đến ngành thép bị ảnh hưởng, tất yếu ngành thép và các sản phẩm liên quan cũng sẽ bị hiệu ứng “domino”.
Đặc biệt, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Trung Quốc, xu thế giá thép trên thị trường thế giới đi xuống kéo theo giá thép trong nước cũng giảm sâu. Và kể cả đã giảm giá, cũng không hề có giao dịch. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cho biết, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải hạ giá xuống rất sâu so với giá chung của thị trường, như vậy khác nào chịu thua lỗ. Thế nhưng, kể cả chịu lỗ, lượng tiêu thụ vẫn rất hãn hứu. Có thể thấy, dịch bệnh Covid-19 đã khiến các DN ngành thép lao đao.
Theo ông Trần Ánh Dương, Phó Chủ tịch HĐQT thép Hòa Phát, dịch Covid -19 đã khiến doanh nghiệp của ông giảm 10% doanh thu. Trong suốt quý I/2020, các giao dịch gần như ngưng trệ và chỉ bắt đầu khôi phục từ tháng 6 trở đi. Tuy nhiên, trong “nguy có cơ”. Bản thân ông Dương cũng cho rằng, đây chính là giai đoạn khó khăn, thử thách ý chí cũng như khả năng điều hành của mỗi DN. Và mỗi doanh nghiệp có thể hồi phục, đứng dậy sau khó khăn, đó là chứng minh sự vững vàng của chính doanh nghiệp đó.
Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Kết cấu thép, dù còn khá nhiều khó khăn trong thời kỳ hậu covid-19, khi mà một số thị trường vẫn còn tiếp tục đóng cửa, hãn hữu giao thương vì dịch bệnh, song, cơ hội đến với các doanh nghiệp ngành thép cũng như các doanh nghiệp thuộc hiệp hội kế cấu thép đang mở ra khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được thực thi.
Mới nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA), hiệp định này được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu trong đó có thép và các sản phẩm liên quan đến thép. “Hàng loạt các dòng thuế được đưa về mức 0% là cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm từ thép sang thị trường Châu Âu”- đại diện một doanh nghiệp kết cấu thép chia sẻ.
Thời gian qua, dù dịch bệnh hoành hành đe dọa đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tăng trưởng của toàn ngành, song các doanh nghiệp trong Hiệp hội Kết cấu thép vẫn luôn kết nối, đồng lòng tương trợ nhau, cùng sử dụng sản phẩm của nhau để góp phần vực ngành thép vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Thực tế này chứng minh rất rõ về tính hiệu quả trong hoạt động của Hiệp hội Kết cấu thép Việt Nam.
Được thành lập từ năm 2017, Hiệp hội Kết cấu thép đã nhận được sự đồng thuận của hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Còn nhớ, thời điểm thành lập Hiệp hội Kết cấu thép hồi năm 2017, ông Hồ Hồng Thiên – Chủ tịch HĐQT Weldcom đã từng trăn trở làm sao để vượt qua những khó khăn trước mắt mà các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt, đồng thời tạo ra lợi thế quốc gia, nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một trung tâm gia công kim loại của Châu Á.
Và quả thực, trong thời gian 3 năm qua, hoạt động của hiệp hội đã cho thấy sự ra đời của Hiệp hội Kết cấu thép có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành như thế nào. Đặc biệt, thời điểm khó khăn nhất là thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, các doanh nghiệp trong Hiệp hội đã cùng đồng tâm, đoàn kết đồng lòng vượt qua.
Duy Khang
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Giá đồng hôm nay
- https://bluescopezacs.vn/ton-gia-ngoi.html
- Tổng kho bu lông inox 304 chất lượng
- thép hộp