Hàng trăm cửa hàng xăng dầu đóng cửa, ngừng bán với nhiều lý do
(THPL) - Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra, phát hiện hàng trăm cửa hàng xăng dầu đang ngừng bán hàng nhưng lý do không phải do thiếu xăng dầu.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Đảm bảo nguồn cung, không để xảy ra trục lợi trong kinh doanh xăng dầu
» Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
» Giá xăng tăng mạnh, vượt mốc 26.000 đồng/lít
Tổng cục Quản lý thị trường vừa có báo cáo tình hình xử lý các cửa hàng xăng dầu sau đợt tổng ra quân kiểm tra vừa qua. Cụ thể, theo cáo từ các địa phương, từ ngày 28/1-21/2, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành gần 16.000 lượt kiểm tra, giám sát đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn cả nước.
Theo đó, việc đóng cửa, tạm ngưng kinh doanh chủ yếu là do các cửa hàng không có đủ nguồn cung xăng dầu, nhu cầu hàng hóa tại nhiều nơi trong cùng một địa điểm nên hệ thống xe chuyên chở không kịp phục vụ. Nhiều cửa hàng tiến hành sửa chữa hoặc giải thể không kinh doanh có thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước. Một số lý do khác như không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng; ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng nhiễm bệnh; thiếu vốn, không đủ vốn để đặt hàng, nhập hàng...
Báo Dân trí đưa tin, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết tại Hà Tĩnh, đội đã kiểm tra và phát hiện 2 cửa hàng ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, là cửa hàng xăng dầu Sơn Trà tại Thôn 5, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn và cửa hàng xăng dầu Sơn Lĩnh. Cửa hàng Sơn Trà bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng. Với trường hợp còn lại, đội đã tiến hành xử phạt hành chính 15 triệu đồng và kiến nghị địa phương rút giấy phép kinh doanh.
Tại Hậu Giang, 2 cửa hàng đóng cửa đã bị đoàn kiểm tra lập biên bản, xử phạt và kiến nghị rút giấy phép. Tại Quảng Bình, Cục Quản lý thị trường kiểm tra phát hiện 1 cửa hàng xăng dầu ngừng bán hàng khi không thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, đã xử lý phạt tiền 15 triệu đồng.
Còn ở Thái Nguyên, Cục Quản lý thị trường đã xử phạt 10 triệu đồng đối với chi nhánh tại Thái Nguyên của Công ty cổ phần H2T Thăng Long về hành vi ngừng bán hàng khi không thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Tại Vĩnh Long, từ ngày 28/1- 21/2, 7 cửa hàng thông báo đóng cửa và được Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long chấp thuận bằng văn bản. Đến nay các cửa hàng hoạt động lại bình thường. Cục Quản lý thị trường đã xử phạt một cửa hàng hết xăng mà không thông báo.
Ở Sóc Trăng, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành xử phạt và tước giấy phép kinh doanh một cửa hàng vi phạm về kinh doanh xăng dầu.
Tại tỉnh Đắk Lắk, báo cáo cho biết trên địa bàn tỉnh hiện có 462 cửa hàng, trong đó có 8 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang tạm nghỉ, dừng hoạt động hoặc chỉ bán dầu.
TP.HCM hiện có 548 cửa hàng. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy có 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang tạm ngưng hoạt động, 22 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thiếu xăng RON 95 để bán, nhưng theo cơ quan quản lý thị trường, cửa hàng vẫn mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường và đang chờ nhập xăng để tiếp tục kinh doanh.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, trên địa bàn các tỉnh miền Nam hiện có 6.534 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó hiện có 29 cửa hàng ngưng hoạt động do hết xăng, 215 cửa hàng ngưng hoạt động với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Còn tại Hà Nội, Cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát đối với 493 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố và chưa phát hiện, kiểm tra, xử lý vụ việc vi phạm nào liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Theo báo An ninh Thủ đô, qua công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng chức năng phát hiện có 3 cửa hàng đang ngừng bán hàng nhưng lý do không phải do thiếu xăng dầu.
Cụ thể, 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau khi đã có chấp thuận của Sở Công Thương tại văn bản số 417/SCT-QLTM ngày 28/01/2022 để giải quyết tranh chấp dân sự (cửa hàng xăng dầu Nam Trung Yên, Lô C12-1/ĐX1, KĐT Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Một cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, hiện đang ngừng hoạt động, không có xăng dầu (cửa hàng xăng dầu thuộc Hợp tác xã thương mại Đồng Tâm, địa chỉ xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đang xử lý theo quy định).
Một cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thông báo với Sở Công Thương xin ngừng bán hàng từ 12h ngày 17-2-2022 do nhiều nhân viên cửa hàng bị mắc Covid-19 (cửa hàng xăng dầu Định Công thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị - trung tâm dịch vụ Linh Đàm, địa chỉ: KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Liên quan đến kinh doanh xăng dầu, trước đó ngày 18/2, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chủ động điều hành giá xăng dầu, trong đó cần bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Văn bản nêu rõ cơ quan điều hành cần chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả điều hành giá xăng dầu; kiểm tra, xử lý nghiêm, không để xảy ra các hành vi trục lợi, đầu cơ, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ Công Thương cần chủ động làm tốt công tác thông tin, truyền thông về việc điều hành giá xăng dầu để người dân và doanh nghiệp biết, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Phương Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Top Máy quét mã vạch chất lượng
- thanh lý Balo vali