Hà Tĩnh: Học sinh nghèo có nguy cơ tạm gác giấc mơ học đại học
(THPL ) – Đó là hoàn cảnh của em Đinh Thị Tình (SN 2003) học sinh lớp 12 A1 trường PTHH Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Em là học sinh có hoàn cảnh rất đặc biệt, nhưng trong kỳ thi THPT vừa qua em đã đạt hơn 28,2 điểm khối B, là số điểm khá cao.
Tin liên quan
- Trường Đại học Điện Lực "chắp cánh" ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão ở Lào Cai
Bảo Việt tặng học bổng “Quỹ xe đạp chở ước mơ” cho trẻ em nghèo hiếu học trong gần 20 năm qua
BIDV dành 20 tỷ đồng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo Xuân Giáp Thìn 2024
Hà Tĩnh: Người vợ gồng gánh nuôi con thơ, chồng bệnh hiểm nghèo
Hà Tĩnh: Vợ ốm đau nuôi chồng khuyết tật, không có nổi tấc đất làm nhà
» Hà Tĩnh: Khốn khổ một gia đình con thơ, chồng bệnh nan y giữa đại dịch Covid-19
» Hà Tĩnh: Hoàn cảnh éo le của người mẹ đơn thân nuôi hai đứa con thơ dại trong bệnh tật
Nhà nghèo khốn khó, chịu khó lo học
Nhận kết quả thi trên, Tình và bố mẹ em cảm thấy buồn nhiều hơn là niềm vui. Xóm làng thì đồng cảm xót xa vì giấc mơ và cánh cửa vào trường đại học đang mở rộng ra trước mắt với Tình, nhưng bản thân em và gia đình cũng đang hết sức phân vân, nhiều khả năng ước mơ, hoài bão, tâm nguyện của em đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Y có thể đành tạm gác lại vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó.
Em sinh ra và lớn lên trong gia đình bần nông nghèo khổ nhiều đời nay. Cuộc sống chủ yếu dựa vào con trâu là đầu cơ nghiệp của nhà nông thuần túy, không thể đủ tiền cho em theo học đại học. Thành tích học tập cao nhưng hoàn cảnh em thật xót thương, ngay chiếc ghế em ngồi học lâu nay cũng phải đi mượn của hàng xóm về.
Phóng viên của Thương hiệu và Pháp luật đã có mặt tại thôn Trung Tiến, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một làng quê nghèo nhưng giàu truyền thống hiếu học vào một buổi chiều tháng bảy của mùa hè oi bức. Dưới cái nắng gió Lào tây nam khô rát của dải đất miền Trung, người dân ở đây cũng đang căng mình chống dịch Covid-19.
Chúng tôi tìm đến nhà em Đinh Thị Tình, học sinh lớp 12 A1 trường PTHH Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một học sinh có hoàn cảnh rất đặc biệt. Với 12 năm đạt học sinh giỏi, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em đã đạt thành tích khá cao với 28,2 điểm tổ hợp khối B (Toán, Hóa, Sinh). Tâm nguyện em khát khao mơ ước vào học trường Đại học Y, nhưng con đường vào trường Đại học Y với em đang dần rời xa vì gia đình quá nghèo.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 đơn sơ xập xệ, bố mẹ em là ông Đinh Văn Hợi (Sn 1960) và bà Trần Thị Nông (Sn 1962) có dáng người nho nhỏ và khuôn mặt khắc khổ nắng gió chân chất của nhà nông. Ông Hợi cho biết: "Tình là con út trong gia đình 3 chị em gái, nhà tôi làm nghề nông với con trâu và 6 sào ruộng là kế sinh nhai và cũng là cơ nghiệp của gia đình. Cũng vì hoàn cảnh nghèo khó nên hai chị đầu của Tình đã phải nghỉ học để đi vào miền Nam sinh sống lập nghiệp sớm. Mặc dù cuộc sống khó khăn nghèo khổ nhưng Tình được chúng tôi cho ăn học nhiều hơn".
Nhà nghèo và góc học tập của em bên chiếc bàn gỗ đơn sơ bằng mấy miếng ván gỗ tạp tận dụng dùng để làm bàn, còn chiếc ghế thì đi mượn của nhà hàng xóm về để em ngồi học. 12 năm đèn sách là 12 năm em đạt học sinh giỏi của trường, của huyện và của tỉnh.
Cô Trần Thị Hồng Hoa, giáo viên trường THPT Lâm Trung Thủy, là người gắn bó gần gũi yêu thương em Tình cũng như với gia đình em từ khi em còn học lớp 1 đến nay, đã rất vui mừng khi biết tin Tình vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT với số điểm xét tuyển Đại học 3 môn khối B khá cao. Ai cũng nghĩ, tương lai của cô học trò nghèo rồi sẽ khác khi em được bước vào giảng đường đại học, nhưng ngặt nỗi gia cảnh nghèo khổ nhiều đời nay, cánh cửa kia như đang dần khép lại với em.
“Tôi không bất ngờ lắm, vì tôi biết năng lực em Tình, bao nhiêu năm nỗ lực Tình mới có được kết quả như ngày hôm nay. Khi em thông báo sẽ không học đại học tôi và nhiều thầy cô cảm thấy rất buồn và thương cho gia cảnh của em. Tình là một học sinh nghị lực và chịu khó. 28,2 điểm là số điểm rất nhiều thí sinh mơ ước.” - Cô Hoa chia sẻ.
Theo cô Hoa, Tình là một trong những thí sinh đạt điểm xét tuyển đại học cao của trường. Với kết quả thi đạt 28,2 điểm khối B, theo thống kê, điểm số của Tình nằm trong top 550 thí sinh có điểm cao nhất khối B của cả nước (không tính điểm ưu tiên).
Nếu tính cả điểm cộng 0,5 điểm thì tổng điểm xét tuyển đại học của Tình là 28,7 điểm. Mức điểm này tương đương với mức điểm chuẩn năm 2020 của 2 trường Y lớn nhất cả nước là ĐH Y Hà Nội (22,4 - 28,9 điểm) và ĐH Y Dược TP.HCM (19 - 28,45 điểm).
"Ngoài ra, suốt 12 năm học, Tình luôn là học sinh có nghị lực vượt khó. Năm nào cũng được nhận giấy khen đủ các loại, đến nay em vẫn còn cất giữ như báu vật. Từ nhỏ em đã có ước mơ làm bác sỹ. Nay chứng kiến cảnh học sinh của mình phải từ bỏ ước mơ giữa chừng vì cái nghèo, chúng tôi đau lòng lắm”.
Thương cô học trò nghèo đầy nghị lực, những ngày qua, cô Hoa rất trăn trở cùng ban giám hiệu nhà trường và làng xóm đã không ngừng kêu gọi các mạnh thường quân, động viên và chia sẻ cùng gia đình em, với hy vọng giúp Tình viết tiếp ước mơ của mình: “Sau khi biết tin em không đủ khả năng để tiếp tục vào Đại học, tôi cùng bạn bè đã quyên góp tiền, kêu gọi các mạnh thường quân nhưng cũng chỉ được chút ít. Với hoàn cảnh gia đình Tình thì 4 năm đại học quả là một chặng đường dài mà gia đình không thể gánh vác được. Em Tình mong ước chiếc máy vi tính để học tập mà xắm nắm bây lâu nay, hôm nay tôi tính đưa em đi tìm cửa hàng bán máy vi tính để xem có cái nào phù hợp thì mua cho em. Càng nghĩ càng thương em” - Cô giáo Hoa nghẹn ngào tâm sự.
Khốn khó nhiều đời nay…
Căn nhà nhỏ cấp 4 lụp xụp của gia đình Tình những ngày qua lúc nào cũng đông người ghé thăm. Gọi là nhà chứ trông nó chẳng khác gì một túp lều tạm. Họ đến để động viên, chia sẻ về hoàn cảnh của Tình. Chúng tôi gặp Tình khi em vừa từ ngoài đồng giúp gia đình cắt cỏ hái rau về. Cô học trò nghèo dáng người nho nhỏ thoăn thoắt với cặp kính cận nhưng mạnh mẽ và hoạt bát hơn những gì chúng tôi tưởng tượng.
Nói về câu chuyện của mình, Tình chia sẻ: “Bố mẹ em đã khổ rất nhiều rồi, nay em không muốn vì em mà bố mẹ phải khổ thêm nữa. Trước em còn hai chị gái nữa, chỉ vì gia đình nghèo khổ nên các chị phải bỏ học giữa chừng để đi vào Nam mưu sinh lập nghiệp, em phải đi làm giúp bố mẹ. Em ước mơ được vào Đại học Y, chỉ có vào Đại học Y thì tương lai mới thay đổi được và đó là tâm nguyện của em, để sau này dùng kiến thức Y khoa giúp đỡ mọi người chăm sóc sức khỏe. Em biết số điểm vừa qua có thể giúp em thực hiện ước mơ của mình, nhưng giờ phải làm sao được ạ.”
Vì thương con, bà Trần Thị Nông (mẹ của Tình) khuôn mặt khắc khổ với hàm răng móm méo tâm sự: "Chị đã khóc ròng rã suốt nhiều ngày. Chỉ vì cái nghèo khổ mà vợ chồng chị đã không thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình". Chị kể: “Từ khi sinh Tình đến nay, sức khỏe của bố cháu cũng suy giảm. Một phần vì lao lực, một phần vì thiếu thốn. Mấy hôm nay, nghe con bảo sẽ không đi học đại học mà hai vợ chồng tôi thấy buồn và thương con lắm. Sinh con ra ai cũng mong muốn được như những đứa trẻ khác, nay cháu thi cử tốt mà chẳng thể giúp cháu theo đuổi ước mơ, làm cha mẹ chúng tôi thấy tủi thân lắm”.
Ở thôn Trung Tiến (xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ), người dân nơi đây chưa bao giờ thấy vợ chồng chị Nông rảnh tay lấy một ngày. Họ biết đến gia đình chị Nông bởi sự nghèo đói bủa vây quanh năm, qua nhiều thế hệ. Cũng phải đến gần 20 năm qua, vợ chồng anh Hợi chưa thể dựng được nhà mới, 3 con người phải sống trong căn nhà cấp 4 lụp xụp như túp lều xập xệ.
“Nhà anh ấy khó mấy đời nay rồi, từ đời ông cố đến bây giờ. Tuy nghèo khó nhưng anh chị ấy hiền lành mà chịu khó lắm. Cố gắng mãi mới nuôi được cháu Tình đi học hết cấp 3, nay cháu thi với điểm cao lại không có tiền cho cháu đi học. Thương anh chị ấy lắm, nghĩ mà lại thấy tội cho cháu Tình”, bà Trần Thị Thảo (hàng xóm) cho hay.
Ông Trần Hữu Thọ, chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy chia sẻ: "Gia đình anh Đinh Văn Hợi và chị Trần Thị Nông là gia đình thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Để trang trải cuộc sống, anh Đinh Văn Hợi (chồng chị Nông) lăn lộn suốt ngày đêm, làm đủ thứ nghề, làm ruộng, chăn nuôi trâu bò, làm thuê, làm mướn để nuôi các con ăn học. Thời gian vừa qua, ngoài làm ruộng, để có thêm thu nhập anh đã xin thêm công việc phụ hồ, còn chị Nông tích cực ra bờ ruộng cắt cỏ chăn nuôi trâu, bò, chỉ mong khi nó đẻ bê (nghé) bán đi có chút ít tiền giúp con vào năm học mới. Cháu Đinh Thị Tình là một học sinh ngoan học giỏi với nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh gia đình nghèo khổ. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vùa qua, cháu đạt kết quả khá cao và tâm nguyện cháu là ước mơ bước vào cánh cửa trường Đại học Y Hà nội, nhưng do gia đình nghèo khó nên gia đình cũng như địa phương luôn mong muốn các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các tổ chức xã hội có tấm lòng vàng chia sẻ, động viên tiếp sức cho cháu và gia đình, để cháu có thể bước vào chặng đường ước mơ Đại học, học tập và phấn đấu, tương lai trưởng thành để đóng góp cho xã hội và đất nước".
Thầy Trần Duy Điệp, chủ nhiệm lớp 12 A1 Trường THPT Trần Phú cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình em Tình khó khăn đã nhiều năm nay. Suốt 3 năm học, nhà trường cũng đã tạo điều kiện hết mức để em có thể đến trường. Ngoài học phí được giảm, cô giáo chủ nhiệm của em cũng đã trợ cấp một nửa tiền học phí suốt 3 năm qua để em đi học. Khi biết tin em có thể sẽ không đi học đại học, chúng tôi cũng đã liên hệ các thế hệ cựu học sinh của trường và kêu gọi nhiều nhà hảo tâm để có thể giúp em tiếp tục con đường đại học của mình. Tôi tin, những gì Tình đã trải qua sẽ là động lực lớn để em trưởng thành trên con đường và tương lai phía trước”.
Thầy Nguyễn Đình Thám, hiệu trưởng trường THPT Trần Phú trầm tư chia sẻ: "Nghị lực và những kết quả mà em Tình đã đạt được là không hề dễ. Con đường đến với ước mơ Đại học Y của em Tình đang dần khép lại, rất cần lắm những sự sẻ chia, những tấm lòng vàng hảo tâm để giúp em viết tiếp ước mơ và bước đi trên con đường học tập đang còn dang dở".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Đinh Thị Tình, thôn Trung Tiến, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. TK: 3711 2052 09732 Ngân hàng Agribanhk. SĐT: 0587904751.
2. Hoặc Quỹ Đồng hành cùng số phận - TCĐT Thương Hiệu và Pháp Luật. Địa chỉ: Tầng 4 Cung trí thức thành phố, số 1 Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0911.344.555.
Mã số thuế : 0107687466.
Số tài khoản: 115199668: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Thăng Long, Hà Nội (PGD Trung Hòa – Nhân Chính, mã chi nhánh 10130901).
Đình Hiếu - Xuân Liên
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt