12:04 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hà Nội: Vận hành thử nghiệm đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

17:49 14/12/2020

(THPL) - Từ ngày 12/12, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bước vào 20 ngày vận hành thử toàn hệ thống. Đây là lần thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào khai thác thương mại.

Theo đó, trong thời gian vận hành thử, tàu bắt đầu vận hành từ 5h sáng đến 23h đêm, theo đúng lịch trình khai thác thương mại trên tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13km. Tàu được chạy theo 2 hướng từ đầu tuyến Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đến cuối tuyến là ga Cát Linh (quận Đống Đa) và ngược lại. 

Trong thời gian vận hành thử, tàu bắt đầu vận hành từ 5h sáng đến 23h đêm, theo đúng lịch trình khai thác thương mại trên tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13km. Tàu được chạy theo 2 hướng từ đầu tuyến Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đến cuối tuyến là ga Cát Linh (quận Đống Đa) và ngược lại. Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết mỗi ngày sẽ có 287 lượt tàu chạy. Mỗi chuyến tàu sẽ có chuyên gia của Tổng thầu, đơn vị nghiệm thu cùng đi để ghi nhận, đánh giá.

Các chuyến tàu sẽ chạy đến mỗi nhà ga, tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để đón trả khách như khi chạy thương mại. Các đoàn tàu chạy tần suất 5-7phút/chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến, mỗi ngày sẽ có 6-9 đoàn tàu hoạt động.

Về vé tàu, vé tuyến Cát Linh - Hà Đông có kích cỡ giống chiếc thẻ ATM, thiết kế màu xanh, mặt trước in hình ảnh Hồ Gươm, tháp Rùa và đoàn tàu đô thị. Vé được in logo của Hanoi Metro - đơn vị quản lý tuyến đường sắt ở mặt sau, và vé này có thể nạp tiền theo nhu cầu của hành khách để lên tàu, theo báo Giáo dục và Thời đại. 

Hà Nội đang vận hành thử nghiệm đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Ảnh: Internet)

Được biết, trong khi chạy thử, có hơn 680 nhân viên sẽ chia 2 ca làm việc, vận hành các hạng mục trong nhà ga và khu trung tâm điều hành, khu bảo dưỡng sửa chữa, giống như khai thác thương mại. Đồng thời cũng có gần 200 chuyên gia Trung Quốc thuộc tổng thầu Trung Quốc và các nhà thầu lắp đặt thiết bị của dự án cũng có mặt trên tuyến để giám sát.

Thời gian 20 ngày chạy thử, các nhà ga đều có nhân viên người Việt Nam ứng trực tại phòng điều khiển, phòng bán vé, trên sân ga; các bảng điện tử, loa phát thanh hoạt động để hướng dẫn người đi tàu.

Căn cứ kết quả vận hành thử, trong quý 1/2021, liên danh tư vấn độc lập dự kiến cấp chứng chỉ an toàn hệ thống cho dự án. Từ đó Bộ GTVT (chủ đầu tư) sẽ nghiệm thu công trình và bàn giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.

Theo báo Pháp luật, trước đó tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào cuối tháng 11/2020, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo tại hội nghị, sẽ chỉ đạo bàn giao dự án trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đảm bảo an toàn.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, với điều kiện chỉ định Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng, Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh (Trung Quốc). Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải. Ban Quản lý dự án đường sắt được giao trực tiếp quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (hơn 20.000 tỷ đồng). Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào khai thác thương mại.

Thanh Thanh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu