04:28 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Giới đầu tư kỳ vọng vào sự phát triển của ngành logistic Việt Nam

09:09 01/12/2020

(THPL) - Đã gần kết thúc năm 2020, hàng loạt trang tin chuyên ngành kinh tế quốc tế đều khẳng định, đây là một năm quá đen tối với bức tranh kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng nặng từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, giữa bối cảnh u ám đó, hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ Logistic của Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019 ( khi chưa có đại dịch) 

(Hình minh họa)

Số liệu tăng trưởng trong hoạt động thương mại bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng hàng loạt những hiệp định thương mại quan trọng của Việt Nam với các liên minh quốc tế, rộng mở và đầy cơ hội phát triển kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu, là một trong những động lực lớn thu hút giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu Logistic. Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực này như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH đều có mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp Logistics nào cũng có kết quả kinh doanh hoàn toàn khả quan trong 3 quý đầu năm 2020, ví dụ như Công ty Cổ phần Gemadept  (GMD) có lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2020  giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019, tương tự là Tân Cảng Logistic (TCL) sụt giảm lợi nhuận 15% hay Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)  giảm lợi nhuận 9%. Thực tế đó cho thấy, sự bứt phá của một số cổ phiếu Logistic chủ yếu đến từ kỳ vọng của giới đầu tư với hoạt động kinh doanh logistcs sẽ  khởi sắc trong thời gian tới, cùng thành công trong kiểm soát đại dịch COVID- 19 của Việt Nam, kinh tế dần hồi phục, sản xuất, kinh doanh tăng trưởng sẽ thúc đẩy hoạt động logistics xuất nhập khẩu hàng hóa.

Việc thiếu hụt vỏ container rỗng để đóng hàng xuất khẩu cũng được giới đầu tư cổ phiếu đánh giá là tín hiệu tốt trong ngành logistics, khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc thuê vỏ container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. trong đó 43% doanh nghiệp cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu. VLA kết luận thiếu hụt container rỗng do cuối năm là mùa cao điểm của xuất khẩu và Việt Nam hiện vẫn là nước xuất siêu. Hiện trạng thiếu hụt container rỗng để đóng hàng đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, ở một mặt khác điều đó đã vô tình giúp các doanh nghiệp Logistic tăng lợi nhuận khi hàng hóa sẽ phải nằm chờ nhiều ngày hơn ở cảng.

Một trong những yếu tố khiến cổ phiếu logistics trở nên hấp dẫn là giá cước tàu biển trên thế giới những tháng gần đây tăng rất mạnh, tạo điểm nhấn giá trị đối cho các doanh nghiệp vận tải biển, một mắt xích rất lớn trong hoạt dộng logistics toàn cầu. Theo số liệu từ tập đoàn Freightos (chuyên tổng hợp, cung cấp thông tin và dịch vụ ngành logistics toàn cầu), cước phí tàu biển cho một container 40 feet từ Trung Quốc sang bờ Tây Hoa kỳ thời điểm cuối quý III/2020 lên tới 3.900 USD, cao gần gấp ba lần giá năm 2019.  Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI) hiện vẫn đang ở mức 1.230 điểm, tăng hơn 40% so với thời điểm đầu năm 2020.

Theo VLA, đà tăng của nhóm cổ phiếu Logistic tại Việt Nam trong thời gian gần đây còn có thể đến từ kỳ vọng tăng giá bốc xếp hàng hóa container, vì hiện tại giá dịch vụ tại các cảng biển Việt Nam còn đang khá thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Do đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp cảng và Logistics là cần thiết, thời điểm bắt đầu lộ trình điều chỉnh gần nhất sẽ vào khoảng đầu năm 2021 khi dịch COVID-19 đã được giám sát tốt. Mục tiêu đến năm 2025, giá xếp dỡ container xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam cần phải bằng 60 - 70% so với giá xếp dỡ trong khu vực, và sau 2025 phải tiệm cận bằng giá các nước trong khu vực.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu