02:49 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Gia Lai: Ai đã bán rừng cho lâm tặc? (Kỳ 4)

10:02 03/01/2020

(THPL) - Vụ phá rừng hết sức nghiêm trọng xảy ra tại làng Tar, xã Kon Chiêng, huyện Mang Giang (tỉnh Gia Lai) là một dự án KfW10 của Cộng hòa liên bang Đức (nước Đức). Đáng lẽ ra, dự án này phải được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, bởi đây không đơn thuần là một dự án, đây còn là vấn đề đối ngoại với các nước khu vực. Nhưng một số cán bộ tha hóa về mặt đạo đức vì những đồng tiền bất chính vẫn thản nhiên “bán” rừng” cho “lâm tặc”.

Dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” (Gọi tắt là dự án KfW10). Đây là dự án do Chính phủ Cộng hòa Liêng bang Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các tỉnh có dự án.

Dự án KfW10 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai làm cơ quan chủ quản và thời gian thực hiện dự án là 6 năm.

Hàng trăm cây gỗ có đường kính rất lớn trong rừng Cộng đồng đã bị lâm tặc ngang nhiên "xẻ thịt" (Ảnh: Hàn Hưng/THPL).

Dự án KfW10 góp phần vào việc duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng tự nhiên ở các vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương.

Các cộng đồng là những người được giao quản lý và bảo vệ diện tích rừng, chính quyền cấp xã phối hợp và kiểm soát việc lập kế hoạch và quản lý tài nguyên rừng 5 năm và hàng năm của cộng đồng đối với những diện tích rừng đã được giao cho cộng đồng quản lý và bảo vệ.

Chính quyền cấp huyện là cơ quan chính có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm cho cộng đồng.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật điện tử đã điều tra tại rừng Cộng đồng (dự án KfW10) cho thấy, hàng trăm cây gỗ có đường kính rất lớn đã bị “lâm tặc” xẻ thịt ngổn ngang, nhiều hộp gỗ vẫn còn nằm tại hiện trường và được tập kết để chờ vận chuyển ra khỏi rừng.

Rất nhiều hộp gỗ lớn đã được tập kết sẵn để chờ vận chuyển ra khỏi rừng (Ảnh: Hàn Hưng/THPL).

Theo ghi nhận thực tế, đã có hàng trăm mét khối gỗ đã được xẻ theo quy cách và được “lâm tặc” vận chuyển trót lọt ra khỏi rừng. Nhiều “ông trùm” có máu mặt thường xuyên cử “lính” chầu trực sẵn để tiến hành thu mua khiến cho tình hình an ninh địa phương hết sức phức tạp. Điều này chúng tôi đã được ông krung Dam Đoàn-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang xác thực.

Vì sao rừng Cộng đồng lại có thể bị “lâm tặc” ngang nhiên tràn vào khai thác và vận chuyển bằng xe cơ giới ra khỏi rừng? Nếu không có sự “tiếp tay” từ cơ quan chức năng lẫn chủ rừng thì “con muỗi bay qua cũng khó lọt” chứ đừng nói đến việc “lâm tặc”cho xe cơ giới vào mở đường và khai thác rầm rộ, quy mô trong rừng cộng đồng.

"Bán" rừng, "bán" luôn cả lòng tự trọng (Ảnh: Hàn Hưng/THPL).

Có lẽ một số cán bộ tha hóa về mặt đạo đức lỡ “nhúng chàm” đang “ăn không ngon, ngủ không yên” bởi các ngành chức năng tỉnh Gia Lai đang ráo riết vào cuộc điều tra truy tìm thủ phạm gây ra vụ phá rừng hết sức nghiêm trọng trong rừng Cộng đồng và cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách bảo vệ rừng.

Thương hiệu và Pháp luật điện tử sẽ phanh phui sự thật trong phóng sự điều tra tiếp theo.

Hàn Hưng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu